Thứ Tư, 22 tháng 4, 2020

Tổng quan văn học Việt Nam - soanbaitap.com

 

Câu 1 (trang 13 SGK Ngữ văn 10 tập 1)

Sơ đồ các bộ phận của văn học Việt Nam:

 

Câu 2 (trang 13 SGK Ngữ văn 10 tập 1)

- Quá trình phát triển của văn học Việt Nam gắn chặt với lịch sử chính trị, văn hóa, xã hội của đất nước.

- Nhìn tổng quát, văn học Việt Nam đã trải qua 3 thời kì lớn:

+ Văn học từ thế kỉ X – hết thế kỉ XIX.

+ Văn học từ đầu thế kỉ XX – cách mạng tháng 8- 1945

+ Văn học từ sau cách mạng tháng 8 (1945) – hết thế kỉ XX.

- Về chủ yếu, văn học viết Việt Nam trải qua 2 thời kì chính:

* Văn học trung đại (X – hết XIX)

- Chữ viết được sử dụng: chữ Hán và chữ Nôm

+ Văn học chữ Hán (tồn tại cho tới cuối TK XIX – đầu TK XX): Chịu ảnh hưởng của các học thuyết lớn phương Đông như Nho giáo, Phật giáo, tư tưởng Lão – Trang. Tiếp nhận một phần hệ thống thể loại và thi pháp văn học cổ - trung đại Trung Quốc.

+ Văn học chữ Nôm: Bắt đầu phát triển mạnh mẽ từ thế kỉ XV và đạt tới đỉnh cao ở cuối thế kỉ XIX. Tiếp nhận ảnh hưởng của văn học dân gian toàn diện, sâu sắc hơn. Thể hiện lòng yêu nước, tinh thần nhân đạo và đồng thời phản ánh quá trình dân tộc hóa, dân chủ hóa của văn học trung đại.

* Văn học hiện đại ( đầu XX – hết XX)

- Chữ viết được sử dụng: chữ quốc ngữ

- Có nhiều sự đổi mới đem lại sự khác biệt lớn so với văn học trung đại: xuất hiện đội ngũ nhà văn, nhà thơ chuyên nghiệp; các sáng tác đi vào đời sống nhanh hơn nhờ kĩ thuật in ấn hiện đại; nhiều thể loại mới ra đời.

- Giai đoạn 1930 – 1945, các nhà văn đi theo cách mạng, cống hiến tài năng và sức lực cho sự nghiệp văn học cách mạng dân tộc. Từ CMT8 năm 1945, một nền văn học mới ra đời dưới sự lãnh đạo toàn diện của Đảng cộng sản Việt Nam.

- Sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước cùng với công cuộc đổi mới năm 1986, văn học hiện đại Việt Nam bước vào giai đoạn mới, phản ánh sâu sắc công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Câu 3 (trang 13 SGK Ngữ văn 10 tập 1)

Con người Việt Nam qua văn học tồn tại qua 4 mối quan hệ cơ bản:

1. Con người Việt Nam trong quan hệ với thế giới tự nhiên.

- Nội dung quan trọng nhất là tình yêu thiên nhiên.

- Biểu hiện:

+ Trong văn học dân gian: đó là hình ảnh tươi đẹp, đáng yêu của thiên nhiên: núi, sông, đồng lúa, cánh cò, vầng trăng,...

+ Thơ ca trung đại: hình tượng thiên nhiên gắn với lí tưởng đạo đức, thẩm mĩ. Hình tượng tùng, cúc, trúc, mai tượng trưng cho nhân cách cao thượng, ....

+ Văn học hiện đại: thiên nhiên thể hiện tình yêu quê hương, đất nước, yêu cuộc sống, tình yêu lứa đôi.

2. Con người Việt Nam trong quan hệ quốc gia, dân tộc

- Quan trọng nhất  là tinh thần yêu nước.

- Biểu hiện:

+ Trong văn học dân gian:tình yêu làng xóm, quê hương, căm ghét kẻ thù xâm lược.

+ Trong văn học trung đại: ý thức sâu sắc về quốc hia, dân tộc, về truyền thống văn hiến lâu đời.

+ Trong văn học cách mạng: gắn liền với sự nghiệp đấu tranh giai cấp, lí tưởng xã hội.

3. Con người Việt Nam trong quan hệ xã hội

- Xây dựng 1 xã hội tốt đẹp, công bằng là ước muốn ngàn đời của con người Việt Nam.

- Biểu hiện:

+ Trong văn học dân gian: đó là hình ảnh của ông Tiên, ông Bụt, những chàng hoàng tử hay cứu giúp người khốn khó.

+ Trong văn học trung đại: đó là ước mơ về xã hội Nghiêu- Thuấn giàu đủ, hạnh phúc.

+ Trong văn học hiện đại: đó là ước mơ xây dựng lí tưởng xã hội chủ nghĩa, đấu tranh giải phóng dẫn tộc, xây dựng cuộc sống mới.

4. Con người Việt Nam và ý thức về bản thân

- Văn học Việt Nam ghi lại quá trình lựa chọn, kết hợp hài hòa giữa ý thức cá nhân và ý thức cộng đồng.

- Biểu hiện:

+ Trong hoàn cảnh đấu tranh chống giặc ngoại xâm, cải tạo thiên nhiên khắc nghiệt: con người Việt Nam đề cao ý thức cộng đồng.

+ Trong hoàn cảnh khác: cái tôi cá nhân được đề cao.

soanbaitap.com gửi tới các bạn học sinh đầy đủ những bài soạn văn 9 do các thầy cô giáo dạy giỏi môn văn biên soạn giúp học sinh soạn bài, tóm tắt, phân tích, thuyết minh, nghị luận,... hay nắm bắt rõ cách soạn văn lớp 9 như nào, cho thật ngắn gọn, dễ hiểu mà vẫn đủ ý chính. Giúp các bạn học tốt ngữ văn 9

 

 

 

 



#soanbaitap
Nguồn : Tổng quan văn học Việt Nam - soanbaitap.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét