Thứ Năm, 2 tháng 4, 2020

Cấu trúc di truyền của quần thể (tiếp theo) - soanbaitap.com

Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 73 SGK Sinh học 12

Đề bài

Một quần thể người có tần số người bị bệnh bạch tạng là 1/10000. Giả sử quần thể này cân bằng di truyền.

- Hãy tính tần số các alen và thành phần kiểu gen của quần thể. Biết rằng bệnh bạch tạng do 1 gen lặn nằm trên NST thường quy định.

- Tính xác suất để hai người bình thường trong quần thể này lấy nhau sinh ra người con đầu long bị bạch tạng.

Lời giải chi tiết

Quy ước gen: A – bình thường; a – bị bệnh

Ta có tần số người bị bạch tạng là 1/10000 (aa) mà quần thể cân bằng di truyền nên

(sqrt {1/10000}  = 0,01) → p(A) = 0,99

Cấu trúc di truyền của quần thể là:

(0,99A : 0,01a)2 = 0,9801AA : 0,0,0198Aa : 0,0001aa

2 người bình thường lấy nhau sinh con đầu long bị bệnh thì hai người này đều dị hợp tử có kiểu gen Aa.

Xác suất cần tính là:

({left( {frac00} right)^2} times 0,25 = 0,000098)

Giải bài tập Bài 1 trang 73 SGK Sinh 12

Đề bài

Nêu đặc điểm di truyền của quần thể ngẫu phối.

 

Lời giải chi tiết

Đặc điểm di truyền của quần thể ngẫu phối:

- Giao phối ngẫu nhiên, không có chọn lọc

- Tạo nên một lượng biến dị di truyền rất lớn trong quần thể làm nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hóa và chọn giống.

- Cấu trúc di truyền ở trạng thái cân bằng thì tần số alen và thành phần kiểu gen không đổi qua các thể hệ (trong điều kiện không có sự tác động của nhân tố tiến hóa)

Cấu trúc di truyền của quần thể giao phối tuân theo công thức định luật Hacdi – Vanbec : p2AA + 2pqAa + q2aa = 1

Như vậy, một đặc điểm qua trọng của quần thể ngẫu phối là duy trì được sự đa dạng di truyền của quần thể.

Giải bài tập Bài 2 trang 73 SGK Sinh 12

Đề bài

Một quần thể bao gồm 120 cá thể có kiểu gen AA, 400 cá thể có kiểu gen Aa và 680 cá thể có kiểu gen aa. Hãy tính tần số của các alen A và a trong quần thể. Cho biết quần thể có cân bằng về thành phần kiểu gen hay không?

1 quần thể có tần số các kiểu gen lần lượt là: xAA + yAa + zaa = 1

Tần số tương đối của 1 alen có thể tính bằng tỉ lệ phần trăm số giao tử của alen đó trong quần thể.

Gọi pA;qa lần lượt là tần số alen A và a thì ta có công thức tính tần số alen như sau:

pA=2x+y2(x+y+z)=x+y2x+y+z

qa=2z+y2(x+y+z)=z+y2x+y+z=1−qA
Các quần thể chỉ có một kiểu gen hay thiếu thành phần nào thì ta có thể loại bỏ x, y hoặc z tương ứng trong công thức.

- Quần thể đạt cân bằng di truyền sẽ thỏa mãn công thức p2(AA) + 2pq(Aa) + q2(aa) = 1

Lời giải chi tiết

Tần số alen của quần thể:

pA=2x+y2(x+y+z)=x+y2x+y+z=120+200120+400+680=415

→qa=1115

Quần thể đạt cân bằng di truyền sẽ thỏa mãn công thức p2(AA) + 2pq(Aa) + q2(aa) = 1

Nếu quần thể cân bằng di truyền thì số lượng cá thể của kiểu gen AA sẽ là:

AA=p2×1200≠120 → quần thể không cân bằng di truyền.

Giải bài tập Bài 3 trang 74 SGK Sinh 12

Đề bài

Hãy chọn phương án trả lời đúng.

Quần thể nào trong số các quần thể nêu dưới đây ở trạng thái cân bằng di truyền?

Quần thể

Tần số kiểu gen AA

Tần số kiểu gen Aa

Tần số kiểu gen aa

1

1

0

0

2

0

1

0

3

0

0

1

4

0,2

0.5

0, 3

A. Quần thể 1 và 2.

B. Quần thể 3 và 4.

C. Quần thể 2 và 4.

D. Quần thể 1 và 3.

 

Quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền khi thỏa mãn công thức AA×aa=(Aa2)2

Lời giải chi tiết

Các quần thể cân bằng di truyền là (1), (3)

Chọn D

Giải bài tập Bài 4 trang 74 SGK Sinh 12

Đề bài

Các gen di truyền liên kết với giới tính có thế đạt được trạng thái cân bằng Hacđi-Vanbec hay không nếu tần số alen ở 2 giới là khác nhau? Giải thích.

Lời giải chi tiết

Gen trên nhiễm sắc thể giới tính sẽ không thể cân bằng di truyền sau một thế hệ giao phối ngẫu nhiên khi tần số alen ở hai giới là không như nhau trong thế hệ bố mẹ. Cần phải có ít nhất 2 thế hệ ngẫu phối để đạt trạng thái cân bằng

Soạn Sinh 12 tổng hợp đầy đủ công thức, lý thuyết, phương pháp, khái niệm, chuyên đề sinh học 12, các bài giải sinh 12 chi tiết nhất giúp các bạn học tốt sinh học lớp 12

 

 

 



#soanbaitap
Nguồn : Cấu trúc di truyền của quần thể (tiếp theo) - soanbaitap.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét