Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 46 SGK Sinh 12
Đề bài: Dưới dây là kết quả thí nghiệm lai ruồi giấm của Moogan. Hãy giải thích kết quả của các phép lai và viết sơ đồ lai từ P tới F2.
Lời giải chi tiết
Pt/c: ♀ thân xám, cánh dài × ♂ thân đen, cánh cụt
F1: 100% thân xám cánh dài
♂ thân xám, cánh dài × ♀ thân đen, cánh cụt
F2: 1 thân xám cánh dài: 1 thân đen cánh cụt
- F1 thân xám, cánh dài -> Thân xám trội so với thân đen; cánh dài trội so với cánh cụt và F1 dị hợp tử hai cặp gen
- F2 phân li 1:1 là kết quả của phép lai phân tích con đực F1, con cái thân đen cánh cụt chỉ cho 1 loại giao tử, con đực cho 2 loại giao tử với tỷ lệ 1:1 -> Hai gen quy định hai tính trạng màu thân và chiều dài cánh cùng nằm trên một NST và không có hoán vị gen.
Quy ước: A – thân xám, a- thân đen; B – cánh dài; b – cánh cụt
- Sơ đồ lai:
Kiểu hình: 1 thân xám, cánh dài : 1 thân đen, cánh cụt
Giải bài tập Bài 1 trang 49 SGK Sinh 12
Đề bài: Làm thế nào có thể phát hiện được 2 gen nào đó liên kết hay phân li độc lập?
Lời giải chi tiết
Sử dụng phép lai phân tích ta có thể xác định 2 gen nào đó là phân li độc lập nhau hay liên kết với nhau.
- Nếu kết quả lai phân tích cho tỉ lệ phân li kiểu hình 1: 1: 1: 1 thì hai gen quy định 2 tính trạng nằm trên 2 NST khác nhau
- Nếu tỉ lệ phân li kiểu hình là 1: 1 thì 2 gen liên kết hoàn toàn với nhau.
- Nếu kết quả lai phân tích cho ra 4 kiểu hình với tỉ lệ không bằng nhau trong đó loại kiểu hình chiếm đa số (trên 50%) thì 2 gen cùng nằm trên 1 NST và đã có hoán vị gen xảy ra.
Giải bài tập Bài 2 trang 49 SGK Sinh 12
Đề bài: Có thể dùng những phép lai nào để xác định khoảng cách giữa 2 gen trên NST? Phép lai nào hay được dùng hơn? Vì sao?
Lời giải chi tiết
Để xác định tần sổ hoán vị gen, người ta lại hay dùng phép lai phân tích mà không dùng phép lai F X F. Vì trao đổi chéo có thể chỉ xảy ra ở một giới và như vậy dùng phép lai F X F có thể sẽ không phát hiện ra. Ngoài ra, nếu trao đổi chéo xảy ra ở cả hai giới và với tần số thấp thì chúng ta cần phải có một số lượng cá thể F ⟶ phải rất lớn thì mới có thể phát hiện ra được những tổ hợp gen mới xuất hiện do hoán vị gen.
Trong khi đó, nếu dùng phép lai phân tích thì ta có thể dễ dàng phát hiện ra các tổ hợp gen mới, dễ dàng xác định được tần số hoán vị gen, mà tần số hoán vị gen là thước đo khoảng cách giữa các gen trên NST.
Giải bài tập Bài 3 trang 49 SGK Sinh 12
Đề bài: Ruồi giấm có 4 cặp NST. Vậy ta có thể phát hiện được tối đa là bao nhiêu nhóm gen liên kết?
Lời giải chi tiết
Các gen quy định tính trạng này nằm trên cùng một nhiễm sắc thể được di truyền cùng nhau và tạo thành nhóm gen liên kết.
Ruồi giấm có 4 cặp NST. Vậy ta có thể phát hiện được tối đa là 4 nhóm gen liên kết.
Giải bài tập Bài 4 trang 49 SGK Sinh 12
Đề bài: Làm thế nào có thể chứng minh được 2 gen có khoảng cách bằng 50 cM lại cùng nằm trên một NST?
Lời giải chi tiết
Chỉ có thể biết được hai gen nào đó có tần số hoán vị gen bằng 50% thực sự nằm trên cùng một nhiễm sắc thể khi xét thêm một gen thứ 3 nằm giữa hai gen mà ta quan tâm.
Khi hai gen nằm khá gần nhau trên một nhiễm sắc thể thì chỉ có một số ít tế bào bước vào giảm phân có xảy ra trao đổi chéo dẫn đến hoán vị gen. Vì vậy, tỉ lệ % giao tử có hoán vị gen trên tổng số giao tử luôn nhỏ hơn 50%. Thực tế cho thấy các gen nằm càng xa nhau trên nhiễm sắc thể thì xác suất để xảy ra trao đổi chéo giữa chúng càng lớn và ngược lại. Đối với các nhiễm sắc thể lớn, những gen nằm ở hai đầu của nhiễm sắc thể thì hoán vị gen xảy ra ở hầu hết các tế bào khi bước vào giảm phân và khi đó tần số hoán vị gen có thể bằng 50%.
Ví dụ: tần số hoán vị gen giữa A và B là 50%, giữa A và C là 30%, giữa B và C là 20% → A và B phải cùng nằm trên 1 NST.
Soạn Sinh 12 tổng hợp đầy đủ công thức, lý thuyết, phương pháp, khái niệm, chuyên đề sinh học 12, các bài giải sinh 12 chi tiết nhất giúp các bạn học tốt sinh học lớp 12
#soanbaitap
Nguồn : Liên kết gen và hoán vị gen - soanbaitap.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét