Thứ Ba, 22 tháng 9, 2020

Bài 5. Hàm số - soanbaitap.com

Hàm số bài 5 đại số 7 do đội ngũ giáo viên dạy tốt môn toán trên toàn quốc biên soạn. Đảm bảo dễ hiểu giúp các em hệ thống lại một số kiến thức quan trọng, đồng thời vận dụng vào giải một số bài toán về hàm số để các em hiểu rõ hơn.

Hàm số bài 5 đại số 7 thuộc: Chương 2: Hàm số và đồ thị

I. Lý thuyết về Hàm số

1. Khái niệm

Nếu đại lượng y phụ thuộc vào đại lượng thay đổi x sao cho với mỗi giá trị của x ta luôn xác định chỉ một giá trị tương ứng của y thì y được gọi là hàm số của x và gọi x gọi là biến số.

Ví dụ: y=f(x)=x+1 là một hàm số của x.

2. Chú ý

- Hàm số có thể được cho bằng bảng, bằng công thức.... Khi hàm số được cho bằng công thức thì ta hiểu rằng biến số x chỉ nhận những giá trị làm cho công thức có nghĩa.

- Khi x thay đổi mà y luôn nhận một giá trị thì y được gọi là hàm hằng.

- Khi y là hàm số của x ta có thể viết y=f(x),y=g(x)...

Ví dụ: y=3 là hàm hằng.

II. Hướng dẫn trả lời câu hỏi SGK bài 5 hàm số

Trả lời câu hỏi 1 Bài 5 trang 63 SGK Toán 7 Tập 1. Tính các giá trị tương ứng của m khi V = 1; 2; 3; 4

Đề bài

Tính các giá trị tương ứng của m khi V=1;2;3;4.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Lần lượt thay các giá trị của V và công thức m=7,8V để tính m

Lời giải chi tiết

Ta có: m=7,8V

V=1⇒m=7,8.1=7,8(g)

V=2⇒m=7,8.2=15,6(g)

V=3⇒m=7,8.3=23,4(g)

V=4⇒m=7,8.4=31,2(g).

Trả lời câu hỏi 2 Bài 5 trang 63 SGK Toán 7 Tập 1. Tính và lập bảng các giá trị của t khi v=5;10;25;50.

Đề bài

Tính và lập bảng các giá trị của t khi v=5;10;25;50.

Video hướng dẫn giải

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Lần lượt thay v=5;10;25;50 vào công thức t=50v để tính t.

Lời giải chi tiết

Ta có t=50v

- Với v=5 thì t=505=10(h)

- Với v=10 thì t=5010=5(h)

- Với v=25 thì t=5025=2(h)

- Với v=50 thì t=5050=1(h)

Ta có bảng sau:

v 5 10 25 50
 t=50v 10 5 2 1

 

III. Hướng dẫn giải bài tập SGK bài 5 Hàm số

Giải bài 24 trang 63 SGK Toán 7 tập 1. Các giá trị tương ứng của hai đại lượng x và y được cho trong bảng sau:

Đề bài

Các giá trị tương ứng của hai đại lượng x và y được cho trong bảng sau:

Đại lượng y có phải là hàm số của đại lượng x không?

Video hướng dẫn giải

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Nếu đại lượng y phụ thuộc vào đại lượng thay đổi x sao cho với mỗi giá trị của x ta luôn xác định được chỉ một giá trị tương ứng của y thì y được gọi là hàm số của x và x gọi là biến số.

Lời giải chi tiết

Vì mỗi giá trị của x ta xác định được chỉ một giá trị của y tương ứng nên đại lượng y là hàm số của đại lượng x.

Giải bài 25 trang 64 SGK Toán 7 tập 1. Cho hàm số

Đề bài

Cho hàm số y=f(x)=3x2+1. Tính: f(12),f(1);f(3).

Video hướng dẫn giải

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Cho hàm số y=f(x)

Để tính được f(a) ta thay x=a vào hàm số để tìm được f(a).

Lời giải chi tiết

Ta có y=f(x)=3x2+1. Do đó

f(12)=3.(12)2+1=3.14+1=74

f(1)=3.12+1=3.1+1=3+1=4

f(3)=3.32+1=3.9+1=27+1=28.

Giải bài 26 trang 64 SGK Toán 7 tập 1. Cho hàm số y = 5x - 1

Đề bài

Cho hàm số y=5x−1. Lập bảng các giá trị tương ứng của y khi x=−5;−4;−3;−2;015

Video hướng dẫn giải

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Với từng giá trị của x ta thay vào hàm số ban đầu để tìm được giá trị y tương ứng.

Lời giải chi tiết

Ta có y=5x−1

Khi x=−5 thì y=5.(−5)−1=−26

Khi x=−4 thì y=5.(−4)−1=−21

Khi x=−3 thì y=5.(−3)−1=−16

Khi x=−2 thì y=5.(−2)−1=−11

Khi x=0 thì y=5.0−1=−1

Khi x=15 thì y=5.15−1=0

Ta có bảng sau:

Giải bài 27 trang 64 SGK Toán 7 tập 1. Đại lượng y có phải là hàm số của đại lượng x không, nếu bảng các giá tương ứng của chúng là:

Đề bài

Đại lượng y có phải là hàm số của đại lượng x không, nếu bảng các giá tương ứng của chúng là:

x  -3  -2  -1  12  1  2
y  -5  -7,5  -15  30 15  7,5

 

x 0 1 2 3 4
y 2 2 2 2 2

Video hướng dẫn giải

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Nếu đại lượng y phụ thuộc vào đại lượng thay đổi x sao cho với mỗi giá trị của x ta luôn xác định được chỉ một giá trị tương ứng của y thì y được gọi là hàm số của x và x gọi là biến số.

Lời giải chi tiết

a) Vì với mỗi giá trị của x ta xác định được một giá trị tương ứng của y, nên đại lượng y là hàm số của đại lượng x.

b) Với mỗi giá trị của x ta xác định được một giá trị của y tương ứng nên y được gọi là hàm số của x.

Nhận xét: Với mọi x thì y luôn nhận một giá trị là 2 nên đây là một hàm hằng.

Giải bài 28 trang 64 SGK Toán 7 tập 1. Cho hàm số

Đề bài

Cho hàm số y=f(x)=12x

a) Tính f(5);f(−3).

b) Hãy điền các giá trị tương ứng của hàm số vào bảng sau:

x

-6 -4 -3 2 5 6 12
 f(x)=12x

Video hướng dẫn giải

Phương pháp giải - Xem chi tiết

a) Để tính f(5);f(−3) thì ta thay x=5;x=−3 vào hàm số ban đầu để tìm được giá trị y tương ứng.

b) Để tìm được giá trị y tương ứng trong bảng thì ta thay từng giá trị x vào hàm số ban đầu để tìm.

Lời giải chi tiết

Ta có: y=f(x)=12x

a) f(5)=125=2,4

f(−3)=12−3=−4

b) Thay lần lượt x bởi −6,−4;−3;2;5;6;12 vào công thức  f(x)=12x ta được:

f(−6)=12−6=−2f(−4)=12−4=−3f(−3)=12−3=−4f(2)=122=6f(5)=125=2,4f(6)=126=2f(12)=1212=1

Ta được bảng sau:

x

-6 -4 -3 2 5 6 12
 f(x)=12x  -2  -3  -4  6  2,4  2

Giải bài 29 trang 64 SGK Toán 7 tập 1. Cho hàm số: Hãy tính: f(2); f(1); f(0); f(-1); f(-2)...

Đề bài

Cho hàm số y=f(x)=x2−2 . Hãy tính: f(2);f(1);f(0);f(−1);f(−2)

Video hướng dẫn giải

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Thay từng giá trị x vào hàm số ban đầu ta tìm được các giá trị y tương ứng với giá trị x đó.

Lời giải chi tiết

Ta có: y=f(x)=x2−2

Thay x=2;1;0;−1;−2 vào hàm số ta được:

f(2)=22−2=4−2=2

f(1)=12−2=1−2=−1

f(0)=02−2=−2

f(−1)=(−1)2−2=1−2=−1

f(−2)=(−2)2−2=4−2=2

Giải bài 30 trang 64 SGK Toán 7 tập 1. Cho hàm số y = f(x) = 1 – 8x. Khẳng định nào sau đây là đúng:

Đề bài

Cho hàm số y=f(x)=1–8x. Khẳng định nào sau đây là đúng:

a) f(−1)=9?

b) f(12)=−3?

c) f(3)=25?

Video hướng dẫn giải

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Ta thay lần lượt x=−1;x=12;x=3 vào hàm số ban đầu sau đó tìm được y đối chiếu với kết quả vế phải. Nếu bằng nhau thì khẳng định đó đúng.

Lời giải chi tiết

Hàm số y=f(x)=1–8x

a) f(−1)=1−8.(−1)=1+8=9 nên khẳng định f(−1)=9  đúng.

b) f(12)=1−8.12=1−4=−3

 Khẳng định f(12)=−3 đúng.

c) f(3)=1−8.3=1−24=−23≠25 nên khẳng định f(3)=25 sai.

Giải bài 31 trang 65 SGK Toán 7 tập 1. Cho hàm số y= 2/3x. Điền số thích hợp vào ô trống trong bảng sau:

Đề bài

Cho hàm số y=23x. Điền số thích hợp vào ô trống trong bảng sau:

x

−0,5

4,5

9

y

−2

0

Video hướng dẫn giải

Phương pháp giải - Xem chi tiết

+) Để tìm y: ta thay từng giá trị x vào hàm số ban đầu ta tìm được y tương ứng.

+) Để tìm x: ta thay từng giá trị y vào hàm số ban đầu ta tìm được x tương ứng.

Lời giải chi tiết

Ta có: y=23x nên:

x=−0,5⇒y=23.(−0,5)=23.−12=−13y=−2⇒−2=23x⇒x=−2:23=(−2).32=−3y=0⇒0=23x⇒x=0:23=0x=4,5⇒y=23.4,5=23.92=3x=9⇒y=23.9=6

Ta được bảng sau:

x

−0,5

−3

0

4,5

9

y

−13

−2

0

3

6

Hàm số bài 5 đại số 7 được biên soạn bám sát chương trình SGK mới môn toán lớp 7, được Soanbaitap.com tổng hợp và đăng trong chuyên mục giải toán 7 giúp các em tiện tham khảo đề học tốt môn toán 7. Nếu thấy hay hãy chia sẻ và comment để nhiều bạn khác cùng học tập.



#soanbaitap
Nguồn : Bài 5. Hàm số - soanbaitap.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét