Thứ Hai, 21 tháng 9, 2020

Ôn tập chương 1 số học 6 (Câu hỏi – Bài tập) - soanbaitap.com

Ôn tập chương 1 số học 6 do đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm dạy môn toán biên soạn nhằm giúp các em ôn tập lại kiến thức có trong phần chương 1 số học 6 và hướng dẫn giải bài tập SGK để các em hiểu rõ hơn.

Ôn tập chương 1 số học 6 thuộc: Phần Số học – Chương 1: Ôn tập và bổ túc về số tự nhiên

I. Hướng dẫn giải bài tập SGK Ôn tập chương 1 số học 6

Giải bài 159 trang 63 SGK Toán 6 tập 1. Tìm kết quả của các phép tính...

Đề bài: Tìm kết quả của các phép tính:

a) n – n ;                       b) n : n (n≠0);

c) n + 0;                       d) n – 0;

e) n . 0;                        g) n.1;

h) n : 1.

  • Phương pháp giải - Xem chi tiết

Thực hiện các phép tính cộng trừ nhân chia để tìm kết quả.

  • Lời giải chi tiết

a) n – n = 0;

b) n : n = 1;  (n≠0)

c) n + 0 = n;

d)  n – 0 = n;

e) n . 0 = 0;

g) n. 1 =  n

h) n : 1 = n.

Giải bài 160 trang 63 SGK Toán 6 tập 1. Thực hiện các phép tính: a)204 – 84 : 12;

Đề bài: Thực hiện các phép tính:

a) 20484:12;

b) 15.23+4.325.7

c) 56:53+23.22

d) 164.53+47.164.

  • Phương pháp giải - Xem chi tiết

+) Trong phép tính chỉ chứa phép toán cộng , trừ, nhân , chia ta thực hiện phép nhân, chia trước và phép cộng, trừ sau.

+) Công thức tính lũy thừa: Lũy thừa bậc n của a là tích của n thừa số bằng nhau, mỗi thừa số bằng aan=a.a.....an thừa số(n0)

+) Quy tắc nhân hai lũy thừa cùng cơ số: am.an=am+n và quy ước  a1=a.

+) Quy tắc chia hai lũy thừa cùng cơ số: am:an=amn(a0,mn).

- Lời giải chi tiết

a) 20484:12=2047=197;

b) 15.23+4.325.7=15.8+4.935

=120+3635=121

c) 56:53+23.22=563+23+2

=53+25=125+32=157

d) 164.53+47.164=164.(53+47)

=164.100=16400

Giải bài 161 trang 63 SGK Toán 6 tập 1. Tìm số tự nhiên x, biết: a) 219 – 7 ( x + 1) = 100

Đề bài: Tìm số tự nhiên x, biết:

a) 219–7(x+1)=100

b) (3x–6).3=34

  • Phương pháp giải - Xem chi tiết

Sử dụng:

Số trừ bằng số bị trừ trừ đi hiệu, số bị trừ bằng số trừ cộng với hiệu

Số hạng chưa biết bằng tổng từ đi số hạng đã biết

Thừa số chưa biết bằng tích chia cho thừa số đã biết

  • Lời giải chi tiết

a) 219–7(x+1)=100

7(x+1)=219−100

7(x+1)=119

x+1=119:7

x+1=17

x=17−1

x=16

Vậy x=16.

b) (3x–6).3=34

3x–6=34:3

3x–6=33

3x−6=27

3x=27+6

3x=33

x=33:3

x=11

Vậy x=11.

Giải bài 162 trang 63 SGK Toán 6 tập 1. Để tìm số tự nhiên x, biết rằng nếu lấy số đó trừ đi 3 rồi chia cho 8 thì được 12, ta có thể viết (x-3):8=12 rồi tìm x...

Đề bài: Để tìm số tự nhiên x, biết rằng nếu lấy số đó trừ đi 3 rồi chia cho 8 thì được 12, ta có thể viết

(x3):8=12 rồi tìm x, ta được x=99.

Bằng cách làm như trên, hãy tìm số tự nhiên x, biết rằng nếu nhân nó với 3 rồi trừ đi 8, sau đó chia cho 4 thì được 7

- Phương pháp giải - Xem chi tiết

Ta thay thế đề bài bằng một bài toán tìm x thì bài toán sẽ trở nên đơn giản hơn.

  • Lời giải chi tiết

Nhân x với 3 rồi trừ đi 8 ta được 3x8

Chia kết quả trên cho 4 thì được 7 nên (3x8):4=7.

Ta tìm x như sau:

(3x8):4=7

3x8=4.7

3x8=28

3x=28+8

3x=36

x=36:3

x=12

Vậy x=12.

Giải bài 163 trang 63 SGK Toán 6 tập 1. Đố. Điền các số 25, 18, 22, 33 vào chỗ trống và giải bài toán sau:...

Đề bài: Đố. Điền các số 25, 18, 22, 33 vào chỗ trống và giải bài toán sau:

Lúc… giờ, người ta thắp một ngọn nến có chiều cao … cm. Đến … giờ cùng ngày, ngọn nến chỉ còn cao … cm. Trong một giờ chiều cao của ngọn nến giảm bao nhiêu xentimet?

  • Phương pháp giải - Xem chi tiết

Lưu ý rằng: Thời gian trong 1 ngày luôn nhỏ hơn hoặc bằng 24 giờ và ngọn nến trước khi đốt phải có chiều cao lớn hơn ngọn nến đã đốt được 1 khoảng thời gian nào đó.

Từ đó ta có đề bài đúng và giải bài toán.

  • Lời giải chi tiết

Ta có đề bài sau:

Lúc 18 giờ người ta đốt một ngọn nến có chiều cao 33 cm. Đến 22 giờ cùng ngày, ngọn nến chỉ còn cao 25 cm. Trong một giờ, chiều cao của ngọn nến giảm đi bao nhiêu xentimet ?

Giải bài toán:

Thời gian cây nến cháy là 22 – 18 = 4 (giờ).

Trong 4 giờ chiều cao cây nến giảm đi là 33 – 25 = 8 (cm).

Vậy trong 1 giờ chiều cao cây nến giảm đi là 8 : 4 = 2 (cm).

(Giải thích thêm cho phần đề bài:

+ Trong một ngày, số giờ không thể vượt quá 24 nên hai vị trí điền giờ chỉ có thể bằng 18 và 22.

+ 25 và 33 là chiều cao ngọn nến. Vì ngọn nến lúc đầu phải cao hơn ngọn nến sau khi cháy nên ta có đề bài như trên)

Giải bài 164 trang 63 SGK Toán 6 tập 1. Thực hiện phép tính rồi phân tích kết quả ra thừa só nguyên tố:

Đề bài: Thực hiện  phép  tính  rồi phân tích kết quả ra thừa số nguyên tố:

a) (1000+1):11

b) 142+52+22

c) 29.31+144:122

d) 333:3+225:152

  • Phương pháp giải - Xem chi tiết

+) Trong phép tính chỉ chứa phép toán cộng, trừ, nhân, chia ta thực hiện phép nhân, chia trước và phép cộng, trừ sau.

+) Công thức tính lũy thừa: Lũy thừa bậc n của a là tích của n thừa số bằng nhau, mỗi thừa số bằng aan=a.a.....anthas(n0)

  • Lời giải chi tiết

a) (1000+1):11=1001:11=91

Phân tích ra thừa số nguyên tố: 91=7.13

b) 142+52+22=196+25+4=225

Phân tích ra thừa số nguyên tố: 225=152=(3.5)2=32.52

c) 29.31+144:122=899+144:144=899+1=900

Phân tích ra thừa số nguyên tố: 900=302=(2.3.5)2=22.32.52

d) 333:3+225:152=111+225:225=111+1=112.

Phân tích ra thừa số nguyên tố: 112=16.7=24.7

Giải bài 165 trang 63 SGK Toán 6 tập 1. Gọi P là tập hợp các số nguyên tố. Điền kí hiệu ∈ hoặc ∉ thích hợp vào ô vuông...

Đề bài: Gọi P là tập hợp các số nguyên tố. Điền kí hiệu  hoặc  thích hợp vào ô vuông:

a)      747⧠P;235⧠P;97⧠P.

b)      a=835.123+318;a⧠P.

c)      b=5.7.11+13.17;b⧠P.

d)      c=2.5.6−2.29;c⧠P.

  • Phương pháp giải - Xem chi tiết

Số nguyên tố là số tự nhiên lớn hơn 1 chỉ có 2 ước là 1 và chính nó.

  • Lời giải chi tiết

Số nguyên tố là số tự nhiên lớn hơn 1 chỉ có 2 ước là 1 và chính nó.

a) 747∉P;235∉P;97∈P.

Vì 747 có tổng các chữ số là: 7+4+7=18 nên 747 chia hết cho 3 và 9 nên nó không phải là số nguyên tố.

235 có chữ số tận cùng là số 5 nên nó chia hết cho 5 nên số 235 không phải là số nguyên tố.

b) Vì 835.123=102705 có tổng các chữ số là: 1+0+2+7+0+5=15 nên 835.123 sẽ chia hết cho 3

Số 318 có tổng các chữ số là: 3+1+8=12 nên số 318 chia hết cho 3.

Vậy a=835.123+318 cũng chia hết cho 3.

Vậy a∉P;

c) Vì 5.7.11 và 13.17 đều là những số lẻ nên b=5.7.11+13.17 là một số chẵn.

Do đó b có ước là 2 (khác 1 và b).

Vậy b∉P;

d) Ta có c=2.5.6−2.29=60−58=2 là số nguyên tố.

Vậy c=2.5.6−2.29∈P.

Giải bài 166 trang 63 SGK Toán 6 tập 1. Viết tập hơp sau bằng cách liệt kê các phần tử:

Đề bài: Viết tập hợp sau bằng cách liệt kê các phần tử:

a) A={x∈N|84⋮x,180⋮x và x>6}

b) B={x∈N|x⋮12,x⋮15,x⋮18 và 0<x<300}

  • Phương pháp giải - Xem chi tiết

a) Câu a ta đi tìm ước chung của các số 84 và 180. Ta tìm các ước chung thông qua ước chung lớn nhất.

b) Câu b ta đi tìm bội chung của các số 12,15 và 18. Ta tìm bội chung thông qua bội chung nhỏ nhất.

  • Lời giải chi tiết

a) A là tập hợp các ước chung lớn hơn 6 của 84 và 180.

Vì 84⋮x,180⋮x nên x∈ƯC(84;180)

Ta có 84=22.3.7

180=22.32.5

ƯCLN(84,180)=22.3=12

Do đó x∈ƯC(84,180)=Ư(12)={1;2;3;4;6;12}

Mà x>6 nên x=12

Vậy A={12}.

b) B là tập hợp các bội chung bé hơn 300 của 12,15,18.

Vì x⋮12,x⋮15,x⋮18 nên x∈BC(12;15;18)

Ta có: 12=22.3

15=3.5

18=2.32

BCNN(12,15,18)=22.32.5=180.

⇒x∈BC(12,15,18)=B(180)={0;180;360;540;720;…}

Mà 0<x<300 nên x=180

Vậy B={180}.

Giải bài 167 trang 63 SGK Toán 6 tập 1. Một số cuốn sách nếu xếp thành từng bó 10 quyển, 12 quyển hoặc 15 quyển đều vừa đủ bó. Tính số sách đó biết rằng số sách trong khoảng từ 100 đến 150.

Đề bài: Một số cuốn sách nếu xếp thành từng bó 10 quyển, 12 quyển hoặc 15 quyển đều vừa đủ bó. Tính số sách đó biết rằng số sách trong khoảng từ 100 đến 150.

  • Phương pháp giải - Xem chi tiết

Bài toán chính là ta cần tìm bội chung của các số 10,12,15 sao cho bội chung đó phải nằm trong khoảng từ 100 đến 150.

  • Lời giải chi tiết

Giả sử số sách đó có a quyển.

Vì số sách trong khoảng từ 100 đến 150 nên 100<a<150

Số sách đó xếp thành từng bó 10,12,15 quyển đều vừa đủ

Nghĩa là a là bội của 10;12;15.

Hay a∈BC(10,12,15).

Ta có:

10=2.5;12=22.3; 15=3.5

⇒BCNN(10,12,15) =22.3.5=60.

Do đó a∈BC(10,12,15)=B(60)={0;60;120;180;240;300;…}

Vì 100<a<150 nên a=120.

Vậy có 120 quyển sách.

Giải bài 168 trang 64 SGK Toán 6 tập 1. Máy bay trực thăng ra đời năm nào?

Đề bài: Máy bay trực thăng ra đời năm nào?

Máy bay trực thăng ra đời năm abcd¯.

Biết rằng: a không là số nguyên tố, cũng không là hợp số;

b là số dư trong phép chia 105 cho 12;

c là số nguyên tố lẻ nhỏ nhất;

d là trung bình cộng của b và c.

  • Phương pháp giải - Xem chi tiết

Số 0 và số 1 là số không là số nguyên tố cũng không phải là hợp số.

Số nguyên tố lẻ nhỏ nhất là số 3.

  • Lời giải chi tiết

a không là số nguyên tố cũng không là hợp số thì a=0 hoặc a=1.

Vì abcd¯ là một số có bốn chữ số nên a≠0 . Do đó a=1.

Dư trong phép chia 105 cho 12 là 9 vì: 105=12.8+9  nên b=9.

Số nguyên tố lẻ nhỏ nhất là 3. Vậy c=3.

Vì d là số trung bình cộng của b và c nên d=b+c2=9+32=6

Vậy máy bay trực thăng ra đời năm 

Giải bài 169 trang 64 SGK Toán 6 tập 1. Đố:Bé kia chăn vịt khác thường Buộc đi cho được chẵn hàng mới ưa. Hàng 2 xếp thấy chưa vừa Hàng 3 xếp vẫn còn thừa 1 con...

Đề bài:

Bé kia chăn vịt khác thường

Buộc đi cho được chẵn hàng mới ưa.

Hàng 2 xếp thấy chưa vừa

Hàng 3 xếp vẫn còn thừa 1 con.

Hàng 4 xếp cũng chưa tròn.

Hàng 5 xếp thiếu 1 con mới đầy.

Xếp thành hàng 7, đẹp thay!

Vịt bao nhiêu? Tính được ngay mới tài!

(Biết số vịt chưa đến 200 con)

  • Phương pháp giải - Xem chi tiết

Sử dụng phép chia có dư để lập luận.

Trong phép chia có dư thì số dư luôn nhỏ hơn số bị chia.

  • Lời giải chi tiết

Gọi số vịt là x.

Vì xếp hàng hai chưa vừa nghĩa là không chia hết cho 2, nên x là số lẻ.

Xếp hàng ba thì thừa 1 con nghĩa là x chia cho 3 thì dư 1 (*)

Xếp hàng 4 chưa tròn, nghĩa là x chia cho 4 còn dư. Nhưng x là số lẻ nên dư này là 1 hoặc 3.

Xếp hàng 5 thì thiếu một con mới đầy nên x chia 5 dư 4 suy ra x có chữ số tận cùng là 4 hoặc 9.

Nhưng x là số lẻ nên x có chữ số tận cùng là 9.

Xếp thành hàng 7 đẹp thay do đó x chia hết cho 7.

Giả sử x = 7q. Vì x có chữ số tận cùng là 9 nên q có chữ số tận cùng là 7 (vì 7.7=49 có chữ số tận cùng là 9)

Hơn nữa q không thể là 37 vì 7.37 = 259 > 200.

Do đó q = 7 hoặc q = 17 hoặc q = 27.

Nhưng q không thể là 27 vì khi đó x=7.q=7.27 chia hết cho 3 (trái với (*))

Nên q = 7 hoặc q = 17

Do đó x có thể nhận các giá trị x = 7.7=49 hoặc x =7.17= 119.

Kiểm tra đầu bài: 119 = 3. 9 + 2 nên 119 chia cho 3 dư 2 trái với (*) (chia 3 dư 1) nên x không thể là 119.

Vậy x = 49 thỏa mãn yêu cầu bài toán.

Vậy số vịt là 49 con.

Ôn tập chương 1 số học 6 được biên soạn bám sát nội dung chương trình sgk toán lớp 6 mới. Được Soanbaitap.com đăng trong chuyên mục giải toán 6 giúp các em tiện tra cứu và tham khảo để học tốt môn toán 6. Nếu thấy hay hãy comment và chia sẻ để nhiều bạn khác cùng học tập.



#soanbaitap
Nguồn : Ôn tập chương 1 số học 6 (Câu hỏi – Bài tập) - soanbaitap.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét