Thứ Ba, 24 tháng 3, 2020

Bài 11. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075 – 1077) - soanbaitap.com

Bài 11. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075 - 1077)

Bài 11. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075 - 1077) thuộc PHẦN HAI. LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ X ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX và nằm trong CHƯƠNG II. NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÝ (THẾ KỈ XI - XII)

Hướng dẫn trả lời các câu hỏi quan trọng trong bài:

Nhà Tống âm mưu xâm lược Đại Việt nhằm mục đích gì?

Nhà Tống xâm lược Đại Việt với mục đích sử dụng chiến công để giải quyết những khó khăn trong nước:

- Ngân khố cạn kiệt, tài chính nguy ngập.

- Nội bộ triều đình mâu thuẫn lẫn nhau.

- Nhân dân đứng lên đấu tranh ở nhiều nơi.

- Vùng biên cương phía Bắc thường xuyên bị quấy nhiễu bởi hai nước Liêu - Hạ.

Việc chủ động tấn công để tự vệ của nhà Lý có ý nghĩa như thế nào?

- Nhà Lý tấn công vào châu Ung, châu Khâm và châu Liêm là những căn cứ tập kết quân đội, lương thực, khí giới của nhà Tống. Việc làm này đã phá hủy, tiêu hao nhiều sinh lực địch, đẩy quân địch vào thế bị động, bất ngờ.

- Tạo thế chủ động cho quân ta, làm trì hoãn kế hoạch xâm lược của quân Tống, đồng thời ta có thêm thời gian để chuẩn bị lực lượng.

Nhà Lý chuẩn bị đối phó như thế nào?

Sớm phát hiện mưu đồ của kẻ thù, vua tôi nhà Lý đã chủ động tiến hành các biện pháp chuẩn bị đối phó:

- Cử thái úy Lý Thường Kiệt - một người có cốt cách và tài năng phi thường làm người chỉ huy, tổ chức cuộc kháng chiến.

- Quân đội luyện tập và canh phòng suốt ngày đêm.

- Các tù trưởng được phong chức tước cao, được lệnh mộ thêm binh đánh trả các cuộc quấy phá, làm thất bại âm mưu dụ dỗ của nhà Tống.

- Đem quân xuống phía Nam, đánh bại ý đồ tiến công phối hợp của nhà Tống với Cham-pa.

Em hãy trình bày lại âm mưu xâm lược của nhà Tống đối với Đại Việt.

- Từ giữa thế kỉ XI, nhà Tống gặp phải những khó khăn chồng chất:

+ Trong nước, ngân khố cạn kiệt, tài chính nguy ngập, nội bộ mâu thuẫn, nhân dân đứng lên đấu tranh ở nhiều nơi.

+ Ở vùng biên cương phía Bắc, thường xuyên bị hai nước Liêu - Hạ quấy nhiễu.-

=> Nhà Tống tiến hành xâm lược Đại Việt với mong muốn giành thắng lợi để giải quyết tình trạng khủng hoảng trên.

 - Nhà Tống xúi giục vua Cham-pa đánh lên từ phía Nam, còn ở biên giới phía Bắc của Đại Việt nhà Tống ngăn cản việc buôn bán, dụ dỗ các tù trưởng dân tộc.

Vua tôi nhà Lý đã làm gì trước âm mưu xâm lược của nhà Tống?

Trước âm mưu xâm lược của nhà Tống, vua tôi nhà Lý đã:

- Chuẩn bị đối phó:

+ Cử thái úy Lý Thường Kiệt - một người có cốt cách và tài năng phi thường làm người chỉ huy, tổ chức cuộc kháng chiến.

+ Quân đội luyện tập và canh phòng suốt ngày đêm.

+ Các tù trưởng được phong chức tước cao, được lệnh mộ thêm binh đánh trả các cuộc quấy phá, làm thất bại âm mưu dụ dỗ của nhà Tống.

+ Đem quân xuống phía Nam, đánh bại ý đồ tiến công phối hợp của nhà Tống với Cham-pa.

- “Tiến công trước để tự vệ”:

+ Tháng 10-1075, Lý Thường Kiệt cùng Tông Đản chỉ huy hơn 10 vạn quân thủy - bộ, chia làm hai đạo tấn công vào đất Tống. Nhằm tiêu diệt các căn cứ tập kết quân, phá hủy các kho tàng của giặc.

+ Đạt được mục tiêu, Lý Thường Kiệt chủ động rút quân, chuẩn bị phòng tuyến chặn địch ở trong nước.

Bài 11. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075 - 1077) được đăng ở chuyên mục Giải Lịch Sử 7 và biên soạn theo sách lịch sử 7. Được hướng dẫn biên soạn bởi các thầy cô giáo dạy Giỏi Sử học tư vấn, nếu thấy hay hãy chia sẻ và comment  để nhiều bạn khác cùng học tập cùng.



#soanbaitap
Nguồn : Bài 11. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075 – 1077) - soanbaitap.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét