Thứ Năm, 26 tháng 3, 2020

Địa lí ngành trồng trọt - soanbaitap.com

Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 108 SGK Địa lí 10

Đề bài: Em có nhận xét gì về sự phân bố các cây lương thực chính trên thế giới.

Phân tích.

Lời giải chi tiết

Có diện phân bố rộng, nhưng có sự khác nhau giữa các cây lương thực.

- Lúa gạo: miền nhiệt đới, đặc biệt là châu Á gió mùa (Nam Á, Đông Nam Á, Đông Á).

- Lúa mì: miền ôn đới và cận nhiệt (châu Âu, Bắc Á, Bắc Mĩ, Nam Ôxtrâylia).

- Ngô có giới hạn sinh thái khá lớn, phân bố ở miền nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới (Châu Âu, Bắc Mĩ, Trung Á, châu Phi, rải rác ở Nam Mĩ).

Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 111 SGK Địa lí 10

Đề bài: Dựa vào hình 28.5, em hãy cho biết các vùng phân bố của các cây công nghiệp chủ yếu. Giải thích.

Đọc bản đồ.

Lời giải chi tiết

* Nhận xét vùng phân bố các cây công nghiệp:

- Mía: ở miền nhiệt đới (Bra-xin, Ấn Độ, Trung Quốc, Ô-xtrây-lia, Cu-ha, Mê-hi-cô,...)

- Củ cải đường: ở miền ôn đới (các nước châu Âu, vùng ngũ hồ ở Hoa Kì).

- Cà phê: ở miền nhiệt đới thuộc khu vực Trung và Nam Mĩ (Braxin, Meehicô...), Trung Phi, Đông Nam Á (Việt Nam, In-đô-nê-xi-a), Nam Á.

- Chè: ở miền cận nhiệt (Ấn Độ và Trung Quốc, Xri Lan-ca, Kê-ni-a, Việt Nam, In-đô-nê-xi-a...

- Cao su: tập trung ở vùng nhiệt đới ẩm của vùng Đông Nam Á, Ấn Độ, Nigiêria, Braxin..

⟹ Sự phân bố các loại cây công nghiệp trên phụ thuộc vào điều kiện khí hậu phù hợp với mỗi loại cây: mía, cà phê, cao su là cây trồng của miền nhiệt đới; chè là cây trồng của miền cận nhiệt; củ cải đường là cây trồng miền ôn đới.

Bài 1: Đề bài: Cho bảng số liệu :

SẢN LƯƠNG THỰC CỦA THẾ GIỚI, THỜI KÌ 1950- 2003

- Hãy vẽ biểu đồ thể hiện sản lượng lương thực thế giới qua các năm.

- Nhận xét

Vẽ và nhận xứt biểu đồ cột.

Lời giải chi tiết

a) Vẽ biểu đồ

BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN SẢN LƯỢNG LƯƠNG THỰC THẾ GIỚI, GIAI ĐOẠN 1950-2003

b) Nhận xét

- Từ năm 1950 - 2003  sản lượng lương thực của thế giới tăng lên nhanh, gấp 3 lần (từ 676,0 triệu tấn lên 2021,0 triệu tấn).

+ Giai đoạn1950-1970 sản lượng tăng nhanh nhất (sản lượng lương thực năm 1970 gấp 1,8 lần năm 1950).

+ Giai đoạn 2000 - 2003 sản lượng lương thực thế giới giảm nhẹ (từ 2060 xuống 2021 triệu tấn).

Bài 2: Đề bài: Nêu rõ các đặc điểm chủ yếu của các cây công nghiệp?

Lời giải chi tiết

Phần lớn các cây công nghiệp là cây ưa nhiệt, ẩm, cần đất thích hợp, cần nhiều lao động có kĩ thuật và kinh nghiệm.

- Mía

+ Đòi hỏi nhiệt độ cao, cần độ ẩm rất cao và phân hoá theo mùa.

+ Thích hợp với đất phù sa mới.

- Củ cải đường

+ Phù hợp với đất đen, đất phù sa; yêu cầu được cày bừa kĩ và bón phân đầy đủ.

+ Thường được trồng luân canh với lúa mì.

- Cây bông

+ Ưa nóng và ánh sáng, khi hậu ổn định.

+ Cần đất tốt và nhiều phân bón.

- Cây đậu tương; ưa ẩm. đất tơi xốp, thoát nước.

- Chè: thích hợp với nhiệt độ ôn hoà, lượng mưa nhiều nhưng rải đều quanh năm, đất chua.

- Cà phê: ưa nhiệt, ẩm, đất tơi xốp, nhất là đất badan và đất đá vôi.

- Cao su

+ Ưa nhiệt, ẩm và không chịu được gió bão.

+ Thích hợp nhất với đất badan.

Bài 3: Đề bài: Tại sao phải chú trọng đến việc trồng rừng?

Lời giải chi tiết

Phải chú trọng đến việc trồng rừng vì:

- Rừng có vai trò quan trọng đối với môi trường và đời sống con người.

+ Rừng có tác dụng điều hòa lượng nước trên mặt đất, là lá phổi xanh của Trái Đất.

+ Góp phần to lớn vào việc hình thành và bảo vệ đất, chống xói mòn; rừng đầu nguồn hạn chế thiên tai lũ lụt, sạt lở đất đá ở vùng núi...

+ Rừng là nguồn gen quý giá.

+ Rừng cung cấp các lâm sản, đặc sản phục vụ cho nhu cầu sản xuất và đời sống như gỗ cho công nghiệp, xây dựng và dân sinh, nguyên liệu làm giấy, thực phẩm đặc sản, cung cấp các loài thuốc quý...

- Mặt khác, hiện nay diện tích rừng đang bị tàn phá nghiêm trọng bởi con người, độ che phủ giảm đáng kể, xuất hiện nhiều đất trồng đồi núi trọc...

Soạn Địa 10 tổng hợp hướng dẫn soạn bài địa lí 10 trả lời câu hỏi SGK và giải các bài tập trong sách bài tập địa lí 10, các bài giải địa 10 chi tiết nhất giúp các bạn học tốt địa lí lớp 10

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 



#soanbaitap
Nguồn : Địa lí ngành trồng trọt - soanbaitap.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét