Thứ Ba, 24 tháng 3, 2020

Bài 3. Cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống phong kiến thời hậu kì trung đại châu Âu - soanbaitap.com

Bài 3. Cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống phong kiến thời hậu kì trung đại châu Âu

Bài 3. Cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống phong kiến thời hậu kì trung đại châu Âu thuộc PHẦN MỘT. KHÁI QUÁT LỊCH SỬ THẾ GIỚI TRUNG ĐẠI

Hướng dẫn trả lời các câu hỏi quan trọng trong bài:

Vì sao giai cấp tư sản đứng lên chống lại giai cấp quý tộc phong kiến?

- Giai cấp tư sản mới được hình thành có thế lực về kinh tế nhưng lại không có quyền lợi về chính trị.

- Chế độ phong kiến, giáo hội bảo thủ, lạc hậu kìm hãm sự phát triển của xã hội.

⟹ Giai cấp tư sản đã đứng lên chống lại giai cấp quý tộc phong kiến, để giành lấy địa vị chính trị tương xứng với tiềm lực kinh tế của mình, cởi bỏ những rào cản của xã hội phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

Qua các tác phẩm của mình, các tác giả thời Phục hưng muốn nói lên điều gì?

Qua các tác phẩm của mình, các tác giả thời Phục hưng muốn:

- Lên án nghiêm khắc Giáo hội Ki-tô và đả phá trật tự xã hội phong kiến.

- Đề cao giá trị chân chính của con người, con người phải được tự do phát triển.

- Đề cao khoa học tự nhiên, xây dựng thế giới quan duy vật tiến bộ.

Em hãy nêu nội dung tư tưởng cải cách của Lu - thơ và Can - vanh.

- M.Lu-thơ:

+ Là người khởi xướng phong trào cải cách tôn giáo.

+ Ông kịch liệt lên án những hành vi tham lam và đồi bại của Giáo hoàng, chỉ trích mạnh mẽ những giáo lí giả dối của Giáo hội, đòi bãi bỏ những thủ tục, lễ nghi phiền toái, đòi quay về với giáo lí Ki-tô nguyên thủy.

- Can-vanh: Sáng lập một giáo phái cải cách là đạo Tin Lành, được đông đảo nhân dân tin theo.

Vì sao xuất hiện phong trào Cải cách tôn giáo?

- Trong suốt hơn một nghìn năm, giai cấp phong kiến châu Âu đã lấy kinh thánh của đạo Ki-tô làm cơ sở tư tưởng chính thống của mình và dựa vào Giáo hội để thống trị nhân dân về mặt tinh thần.

- Vì vậy, giai cấp tư sản đang lên coi Giáo hội là một thế lực cản trở bước tiến của họ nên họ đòi thay đổi và “cải cách” tổ chức Giáo hội đó, phong trào Cải cách tôn giáo xuất hiện.

Phong trào Cải cách tôn giáo đã có tác động trực tiếp như thế nào đến xã hội châu Âu thời bấy giờ?

Phong trào Cải cách tôn giáo đã có tác động:

- Được khởi xướng ở Đức và nhanh chóng lan rộng sang Thụy Sĩ, Pháp, Anh,… và có tầm ảnh hưởng lớn trong nhân dân.

- Đạo Ki-tô bị phân hóa thành hai giáo phái: Tân giáo và Cựu giáo luôn luôn mâu thuẫn và xung đột nhau.

- Làm bùng lên một cuộc đấu tranh rộng lớn ở Đức (cuộc “chiến tranh nông dân Đức”) - cuộc đấu tranh vũ trang đầu tiên của nông dân dưới ngọn cờ của tư sản chống chế độ phong kiến.

Bài 3. Cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống phong kiến thời hậu kì trung đại châu Âu được đăng ở chuyên mục Giải Lịch Sử 7 và biên soạn theo sách lịch sử 7. Được hướng dẫn biên soạn bởi các thầy cô giáo dạy Giỏi Sử học tư vấn, nếu thấy hay hãy chia sẻ và comment  để nhiều bạn khác cùng học tập cùng.



#soanbaitap
Nguồn : Bài 3. Cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống phong kiến thời hậu kì trung đại châu Âu - soanbaitap.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét