Bài 7. Những nét chung về xã hội phong kiến
Bài 7. Những nét chung về xã hội phong kiến thuộc PHẦN MỘT. KHÁI QUÁT LỊCH SỬ THẾ GIỚI TRUNG ĐẠI
Hướng dẫn trả lời các câu hỏi quan trọng trong bài:
Xã hội phong kiến ở phương Đông và phương Tây được hình thành từ bao giờ?
- Xã hội phong kiến ở phương Đông được hình thành tương đối sớm, từ trước Công nguyên (như Trung Quốc) hoặc đầu Công nguyên (như các nước Đông Nam Á).
- Xã hội phong kiến ở phương Tây được hình thành muộn hơn, khoảng thế kỉ V và được xác lập, hoàn thiện vào khoảng thế kỉ X.
Trong xã hội phong kiến có những giai cấp nào? Quan hệ giữa các giai cấp ấy ra sao?
- Những giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến:
+ Ở phương Đông: Địa chủ và nông dân lĩnh canh
+ Ở phương Tây: Lãnh chúa phong kiến và nông nô
- Quan hệ giữa các giai cấp là quan hệ bóc lột: Địa chủ, lãnh chúa bóc lột nông dân và nông nô chủ yếu bằng địa tô.
Thế nào là chế độ quân chủ?
- Các giai cấp địa chủ, lãnh chúa phong kiến là giai cấp thống trị. Họ thiết lập bộ máy nhà nước do vua đứng đầu để bóc lột, đàn áp các giai cấp khác. Thể chế nhà nước (do vua đứng đầu) như vậy được gọi là chế độ quân chủ.
- Hầu hết các quốc gia phong kiến đều theo chế độ quân chủ.
Bài 7. Những nét chung về xã hội phong kiến được đăng ở chuyên mục Giải Lịch Sử 7 và biên soạn theo sách lịch sử 7. Được hướng dẫn biên soạn bởi các thầy cô giáo dạy Giỏi Sử học tư vấn, nếu thấy hay hãy chia sẻ và comment để nhiều bạn khác cùng học tập cùng.
#soanbaitap
Nguồn : Bài 7. Những nét chung về xã hội phong kiến - soanbaitap.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét