Thứ Tư, 25 tháng 3, 2020

Các quốc gia cổ đại phương Đông - soanbaitap.com

Xã hội cổ đại phương Đông bao gồm ba tầng lớp : nông dân, quý tộc và nô lệ.

2. Xã hội cổ đại phương Đông bao gồm những tầng lớp nào?

Ở các nước phương Đông, cư dân chủ yếu làm nghề nông. Vì vậy, bộ phận đông đảo nhất và có vai trò to lớn trong sản xuất là nông dân. Họ nhận ruộng đất ở công xã để cày cấy và phải nộp một phần thu hoạch và lao dịch không công cho bọn quý tộc.

Quý tộc, quan lại là tầng lớp có nhiều của cải và quyền thế. Đứng đầu tầng lớp này là một ông vua nắm mọi quyền hành.

Nhà vua và các quý tộc đều có nhiều người hầu hak phục dịch, gọi chung là nô lệ. Thân phận của nô lệ không khác gì con vật. Những người nô lệ và dân nghèo đã nhiều lần nổi dậy. Năm 2300 TCN, một vụ bạo động bùng nổ ở La-gát (Lưỡng Hà). Năm 1750TCN, nô lệ và dân nghèo ở Ai Cập đã nổi dậy, cướp phá, đốt cháy cung điện.

Ở Lưỡng Hà, vua Ham-mu-ra-bi đã ban hành một bộ luatạ, được khắc trên đá.

- Phần trên của bia đá khắc hình Thần Sa-mát đang trao bộ luật cho vua Ham-mu-ra-bi.

- Phần dưới của bia đá khắc phần đầu của bộ luật.

Điều 42: Dân tự do thuê ruộng cày, nếu ruộng không có thóc thì người này bị coi là chưa hết sức chăm bón, phải lấy người bên cạnh làm tiêu chuẩn để nộp thóc cho chủ ruộng.

Điều 43: Nếu không cày cấy mà bỏ ruộng hoang thì người này phải căn cứ theo người bên cạnh để nộp thócb cho chủ ruộng và còn phải cày bừa ruộng đã bỏ hoang cho bằng phẳng rồi trả lại cho chủ ruộng.

(Trích Luật Ham-mu-ra-bi)

Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 11 SGK Lịch sử 6

Đề bài

Em hãy miêu tả cảnh làm ruộng của người Ai Cập qua hình 8.

 

Lời giải chi tiết

Quan sát bức ảnh, ta thấy:

- Hàng dưới từ trái sang phải là cảnh những người phụ nữ gặt lúa và người đàn ông gánh lúa về

⟹ Cho thấy nông nghiệp trồng lúa nước đã phát triển, có sự phân công lao động giữa nam và nữ.

- Hàng trên từ trái sang phải là cảnh người nông dân đập lúa, phơi lúa và cảnh người dân nộp thuế cho quý tộc. Cũng có thể hiểu thêm, đó là cảnh người nông dân đang cầu mưa

⟹ Cho thấy xã hội có sự phân hóa giàu nghèo, đời sống tư tưởng của người dân đã trở nên phong phú.

Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 13 SGK Lịch sử 6

Đề bài

Qua 2 điều luật sau đây, theo em, người cày thuê ruộng phải làm việc như thế nào?

Điều 42: Dân tự do thuê ruộng cày, nếu ruộng không có thóc thì người này bị coi là chưa hết sức chăm bón, phải lấy người bên cạnh làm tiêu chuẩn để nộp thóc cho chủ ruộng.

Điều 43: Nếu không cày cấy mà bỏ ruộng hoang thì người này phải căn cứ theo người bên cạnh để nộp thócb cho chủ ruộng và còn phải cày bừa ruộng đã bỏ hoang cho bằng phẳng rồi trả lại cho chủ ruộng.

 

Lời giải chi tiết

Qua hai điều luật: điều 42, 43 trong bộ Luật Ham-mu-ra-bi cho thấy:

- Nhà nước rất quan tâm phát triển nông nghiệp.

- Người cày thuê ruộng phải làm việc hết sức vất vả.

- Ruộng đất giao cho nông dân đảm bảo người dân phải tích cực cày cấy, không được bỏ hoang và hết sức chăm bón.

Giải bài tập 1 trang 13 SGK Lịch sử 6

Đề bài

Em hãy nêu tên các quốc gia cổ đại phương Đông.

 

Lời giải chi tiết

- Các quốc gia cổ đại phương Đông là: Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc.

Giải bài tập 2 trang 13 SGK Lịch sử 6

Đề bài

Xã hội cổ đại phương Đông bao gồm những tầng lớp nào?

 

Lời giải chi tiết

Xã hội cổ đại phương Đông gồm 3 tầng lớp:

- Nông dân: là bộ phận đông đảo nhất và là lực lượng sản xuất chính. Họ nhận ruộng đất ở công xã để cày cấy, nộp một phần thu hoạch và lao dịch không công cho quý tộc.

- Quý tộc, quan lại: là tầng lớp trên trong xã hội, có nhiều của cải và quyền thế, đứng đầu là một ông vua nắm mọi quyền hành. Họ sống chủ yếu nhờ bóc lộ nông dân và nô lệ.

- Nô lệ: là tầng lớp thấp nhất trong xã hội. Chủ yếu phục vụ trong các gia đình của quý tộc và quan lại, thân phận của người nô lệ không khác gì con vật.

Soạn sử 6 tổng hợp gồm các bài trả lời câu hỏi in nghiêng giữa bài và giải các bài tập trong sách giáo khoa lịch sử 6, các bài giải lịch sử 6 chi tiết nhất giúp các bạn học tốt sinh học lớp 6

 

 

 

 

 

 

 



#soanbaitap
Nguồn : Các quốc gia cổ đại phương Đông - soanbaitap.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét