Thứ Sáu, 27 tháng 3, 2020

Tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế Nhật Bản - soanbaitap.com

Nhật Bản là nước đông dân, phần lớn dân cư tập trung ở các thành phố ven biển.

II. Dân cư

-         Đông dân với 126,3 triệu người năm 2015.

-         Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên thấp và giảm.

-         Kết cấu dân số già. Tuổi thọ trung bình: 84 tuổi

-         Người lao động cần cù, tự giác và tích cực.

-         Chú trọng đầu tư cho giáo dục.

-         Dân cư phân bố không đều, tập trung đông ở ven bờ Thái Bình Dương và các đô thị lớn.

Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 75 SGK Địa lí 11

Đề bài: Quan sát hình 9.2, hãy nêu đặc điểm chủ yếu về địa hình, sông ngòi và bờ biển của Nhật Bản.

Lời giải chi tiết

Đặc điểm:

- Địa hình: 80% diện tích đồi núi, chủ yếu là núi lửa (hơn 80 núi lửa đang hoạt động), hằng năm thường xảy ra hàng nghìn trận động đất lớn, nhỏ. Đồng bằng nhỏ hẹp nằm ven biển nên thiếu đất nông nghiệp.

- Sông ngòi: ngắn, dốc (sông : Sina, Ixicaro…) nên có giá trị thủy điện lớn.

- Bờ biển: khúc khuỷu, bị chia cắt mạnh tạo nên nhiều vũng vịnh thuận lợi để xây dựng các cảng biển.

Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 1 trang 76 SGK Địa lí 11

Đề bài: Dựa vào bảng 9.1, hãy cho biết cơ cấu dân số theo độ tuổi của Nhật Bản đang biến động theo xu hướng nào. Nêu tác động của xu hướng đó đến phát triển kinh tế - xã hội.

Lời giải chi tiết

*Cơ cấu dân số theo độ tuổi của Nhật Bản đang có xu hướng: già hóa.

- Nhóm tuổi 0-14: giảm nhanh từ 35,4% (1950) xuống 13,9% (2005).

- Nhóm tuổi 15 -64 tuổi: tăng từ 59,6% (1950) lên 66,9% (2005).

- Nhóm tuổi 65 tuổi trở lên: tăng nhanh từ 5% (1950) lên 9,2% (2005).

*Tác động đến phát triển kinh tế - xã hội:

- Dân số suy giảm, nguy cơ thiếu hụt nguồn lao động trong tương lai, đặc biệt là lao động trẻ ⟶ Nhật Bản phải thuê lao động từ các nước khác ⟶ nảy sinh nhiều vấn đề xã hội.

- Tỉ lệ nhóm người phụ thuộc tăng lên, chi phí phúc lợi xã hội cho người già lớn.

Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 2 trang 76 SGK Địa lí 11

Đề bài: Các đặc điểm của người lao động có tác động như thế nào đến kinh tế-xã hội Nhật Bản.

Lời giải chi tiết

- Đặc điểm lao động Nhật Bản: người lao động cần cù, làm việc tích cực, ý thức tự giác và tinh thần trách nhiệm rất cao, coi trọng giáo dục.

⟹ Là một đất nước có nhiều khó khăn hạn chế về điều kiện tự nhiên, bị chiến tranh tàn phá nặng nề, nhưng Nhật Bản đã khắc phục và nhanh chóng vươn lên thành cường quốc kinh tế lớn trên thế giới. Để đạt được thành tựu trên, vai trò của con người Nhật Bản quan trọng nhất:đó là  tinh thần tự cường, tính kỉ luật cao, ý chí vươn lên, lao động cần cù và có chất xám tốt. Vì vậy có thể khẳng định con người là động lực quan trọng trong sự phát triển kinh tế của Nhật Bản.

Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 1 trang 77 SGK Địa lí 11

Đề bài: Dựa vào bảng 9.2 (trang 77 sgk Địa lí 11), hãy nhận xét về tốc độ phát triển kinh tế của Nhật Bản qua các giai đoạn từ 1950 – 1973.

Lời giải chi tiết

Tốc độ phát triển kinh tế của Nhật Bản rất cao và đang có xu hướng ổn định.

- Giai đoạn 1950 – 1954: tốc độ phát triển kinh tế rất cao (18,8 %), kinh tế khôi phục nhanh chóng và đạt ngang mức chiến tranh.

- Giai đoạn 1955 -1973: duy trì tốc độ phát triển kinh tế cao (trên 10%) và tiến về ổn định hơn.

Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 2 trang 77 SGK Địa lí 11

Đề bài: Dựa vào bảng 9.3 (trang 77 sgk Địa lí 11), nhận xét tình hình phát triển của nền kinh tế Nhật Bản trong giai đoạn 1990 -2005.

Lời giải chi tiết

Nhận xét:

- Giai đoạn 1990 – 2001: tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm rất nhanh từ 5,1% xuống chỉ còn 0,4% (giảm 4,7%).

- Giai đoạn 2003 - 2005: nền kinh tế Nhật Bản đã bắt đầu phục hồi trở lại với tốc độ tăng trưởng năm 2005 là 2,5%.

Bài 1: Đề bài: Phân tích những thuận lợi và khó khăn của vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên Nhật Bản đối với phát triển kinh tế.

Lời giải chi tiết

* Thuận lợi:

- Vị trí địa lí:

+ Nằm ở Đông Á, gần Trung Quốc, Hàn Quốc, Triều Tiên và các nước Đông Nam Á- khu vực có nền kinh tế phát triển năng động giúp cho Nhật Bản có điều kiện giao lưu, buôn bán, mở rộng thị trường.

+ Cả 4 mặt đều giáp biển tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế biển: đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản, giao thông vận tải biển, du lịch biển và khai thác khoáng sản biển.

- Địa hình: Có một số đồng bằng nhỏ, đất đai màu mỡ giúp để phát triển nông nghiệp.

- Bờ biển khúc khuỷu, bị chia cắt mạnh tạo thành nhiều vũng, vịnh thuận lợi để xây dựng các cảng biển. Tại các vùng biển quanh quần đảo Nhật Bản, nơi các dòng biển nóng và lạnh gặp nhau, tạo nên ngư trường lớn với nhiều loài cá (cá ngừ, cá thu, cá mòi, các trích,...) giúp phát triển ngành khai thác thủy sản.

- Khí hậu: Nằm trong khu vực khí hậu gió mùa, mưa nhiều. Phía Bắc có khí hậu ôn đới, phía nam có khí hậu cận nhiệt đới tạo điều kiện để đa dang hóa cơ cấu cây trồng và vật nuôi.

- Sông ngòi: Chủ yếu là sông nhỏ, ngắn, dốc tạo nên tiềm năng thủy điện lớn.

- Khoáng sản: Có một số loại khoáng sản để phát triển công nghiệp như than đá, đồng, dầu mỏ, vàng...

* Khó khăn:

- Địa hình chủ yếu là núi, đồng bằng nhỏ, hẹp nên thiếu đất nông nghiệp.

Trên lãnh thổ có hơn 80 núi lửa đang hoạt động, mỗi năm có hàng nghìn trận động đất lớn, nhỏ gây ra nhiều thiệt hại về người và của.

- Thiên tai: bão, sóng thần,...

- Nghèo khoáng sản. -> Thiếu nguyên liệu cho phát triển công nghiệp

Bài 2: Đề bài: Chứng minh rằng dân số Nhật Bản đang già hóa.

Lời giải chi tiết

Dân số Nhật Bản đang già hóa:

- Nhóm 0-14 tuổi: giảm nhanh từ 35,4% (1950) xuống 13,9% (2005).

- Nhóm tuổi 65 tuổi trở lên: tăng nhanh từ 5% (1950) lên 19,2% (2005).

- Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên chỉ còn ở mức 0,1% (2005).

Bài 3: Đề bài: Dựa vào bảng 9.3, vẽ biểu đồ đường thể hiện tốc độ tăng GDP của Nhật Bản giai đoạn 1990 – 2005. Kết hợp với bảng 9.2, so sánh tốc độ phát triển kinh tế Nhật Bản giai đoạn 1950 – 1973 và 1990 – 2005.

Lời giải chi tiết

* Nhận xét:

So sánh tốc độ phát triển kinh tế Nhật Bản giai đoạn 1950 – 1973 và 1990 – 2005.

- Giai đoạn 1950 -1973: tốc độ tăng trưởng kinh tế thần kì, đạt mức 2 con số (trừ giai đoạn 1970  - 1973).

- Giai đoạn 1990 -2005: tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại và không ổn định, chỉ còn mức 1 con số, thấp dưới 6%.

Soạn Địa 11 tổng hợp hướng dẫn soạn bài địa lí 11 trả lời câu hỏi SGK và giải các bài tập trong sách bài tập địa lí 11, các bài giải địa 11 chi tiết nhất giúp các bạn học tốt địa lí lớp 11

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 



#soanbaitap
Nguồn : Tự nhiên, dân cư và tình hình phát triển kinh tế Nhật Bản - soanbaitap.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét