Bài 28. Sự phát triển của văn hoá dân tộc cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX
Bài 28. Sự phát triển của văn hoá dân tộc cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX thuộc PHẦN HAI. LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ X ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX và nằm trong CHƯƠNG VI. VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX
Hướng dẫn trả lời các câu hỏi quan trọng trong bài:
Em có nhận xét gì về đề tài của tranh dân gian?
Nhận xét về đề tài của tranh dân gian thời kì cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX:
- Đề tài của tranh dân gian “Chăn trâu thổi sáo”, “đánh vật”… các bức tranh “Bà Trưng”, “Bà Triệu” các đề tài thường lấy cảm hứng từ bản chất lạc quan yêu đời của người bình dân Việt Nam, từ truyền thống hào hùng của dân tộc.
- Đề tài dân gian vừa phản ánh cuộc sống đời thường muôn màu muôn vẻ của nông dân, vừa thể hiện những nét đặc sắc độc đáo trong nghệ thuật.
=> Những bức tranh đậm đà bản sắc dân tộc và truyền thống yêu nước.
Ở quê em có những điệu hát dân gian nào?
Học sinh dựa vào những kiến thức về địa phương mình để trả lời.
VD: dân ca quan họ, hát ví dặm,...
Em hãy trích dẫn vài câu hay một đoạn thơ của vài tác giả cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX.
“Trăm năm trong cõi người ta,
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau.
Trải qua một cuộc bể dâu,
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng”.
Trích “Truyện Kiều” - Nguyễn Du
“Trăm năm ba vạn sáu ngàn ngày
Dẫu có ngàn vàng khó đổi thay
Trong núi ngàn năm cây vẫn có
Dưới trần trăm tuổi dễ không ai
Nghĩ đường danh lợi lòng thêm chán
Thấy kẻ gian ngoan bụng lại đầy
Đắng xót ghê thay mùi tục lụy
Bực mình theo Cuội tới cung mây”
“Vịnh đời người” - Hồ Xuân Hương
Những thành tựu khoa học - kĩ thuật của nước ta thời kì này phản ánh điều gì?
Những thành tựu khoa học - kĩ thuật của nước ta thời kì cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX chứng tỏ:
- Các ngành khoa học xã hội nước ta thời kì này đều phát triển rất rực rỡ.
- Có sự tiếp nhận, giao lưu với các nước phương Tây về những kĩ thuật hiện đại.
- Phản ánh trí tuệ thông minh, tài năng sáng tạo của người thợ thủ công nước ta bấy giờ.
Hãy nêu một số thành tựu văn học, nghệ thuật và khoa học - kĩ thuật ở nước ta cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX.
Lĩnh vực
Thành tựu
Văn học
- Văn học dân gian phát triển rực rỡ, nhiều hình thức phong phú: tục ngữ, ca dao, truyện thơ dài, truyện tiếu lâm,…
- Văn học chữ Nôm những tác phẩm tiêu biểu: Truyện Kiều, Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm,… các tác giả: Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, Cao Bá Quát, Nguyễn Văn Siêu,…
Nghệ thuật
- Văn nghệ dân gian:
+ Nghệ thuật sân khấu, tuồng, chèo phổ biến khắp nơi.
+ Ở miền xuôi: hát quan họ, trống quân, hát lí, hát dặm, hát tuồng,…
+ Ở miền núi: hát lượn, hát khắp, hát xoan,…
- Nghệ thuật tranh dân gian, nhiều tác phẩm nổi tiếng: tranh Đánh vật, chăn trâu thổi sáo, Bà Triệu,… nhất là dòng tranh Đông Hồ (Bắc Ninh).
- Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc:
+ Công trình kiến trúc nổi tiếng: chùa Tây Phương (Thạch Thất, Hà Nội), đình làng Đình Bảng (Từ Sơn, Bắc Ninh), cung điện, lăng tẩm các vua Nguyễn ở Huế, Khuê văn các (Hà Nội),…
+ Nghệ thuật tạc tượng đồng đạt đến đỉnh cao: 18 tượng vị tổ ở chùa Tây Phương, 9 đỉnh đồng lớn và nhiều công trình điêu khắc khác ở cung điện Huế,…
Khoa học - kĩ thuật
* Khoa học:
- Sử học:
+ Có những tác phẩm: Đại Việt sử kí tiền biên, Đại Nam thực lục, Đại Nam liệt truyện,…
+ Nhà bác học lớn nhất của thế kỉ XVIII - Lê Quý Đôn, với các tác phẩm: Đại Việt thông sử, Phủ biên tạp lục, Kiến văn tiểu lục, Vân Đài loại ngữ,…
+ Phan Huy Chú với bộ Lịch triều hiến chương loại chí.
- Địa lí: Gia Định thành thông chí (Trịnh Hoài Đức), Nhất thống dư địa chí (Lê Quang Định),…
- Y học: Lê Hữu Trác (Hải Thượng Lãn Ông) phát hiện thêm công dụng của 305 vị thuốc nam, thu thập được 2854 phương thuốc trị bệnh, ra đời bộ sách Hải Thượng y tông tâm lĩnh (66 quyển).
* Kĩ thuật:
- Học được nghề làm đồng hồ và kính thiên lí.
- Chế tạo được máy xẻ gỗ chạy bằng sức nước.
- Đóng được một chiếc tàu thủy chạy bằng máy hơi nước.
Bài 28. Sự phát triển của văn hoá dân tộc cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX được đăng ở chuyên mục Giải Lịch Sử 7 và biên soạn theo sách lịch sử 7. Được hướng dẫn biên soạn bởi các thầy cô giáo dạy Giỏi Sử học tư vấn, nếu thấy hay hãy chia sẻ và comment để nhiều bạn khác cùng học tập cùng.
#soanbaitap
Nguồn : Bài 28. Sự phát triển của văn hoá dân tộc cuối thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX - soanbaitap.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét