Bài 5. Ấn Độ thời phong kiến
Bài 5. Ấn Độ thời phong kiến thuộc PHẦN MỘT. KHÁI QUÁT LỊCH SỬ THẾ GIỚI TRUNG ĐẠI
Hướng dẫn trả lời các câu hỏi quan trọng trong bài:
Em hãy nêu những chính sách cai trị của người Hồi giáo và người Mông Cổ ở Ấn Độ.
* Những chính sách cai trị của người Hồi giáo (Vương triều Hồi giáo Đê-li):
- Các quý tộc Hồi giáo ra sức chiếm đoạt ruộng đất của người Ấn.
- Thi hành việc cấm đoán nghiệt ngã đạo Hin-đu.
- Mâu thuẫn dân tộc ngày càng trở nên căng thẳng.
* Những chính sách cai trị của người Mông Cổ (Vương triều Mô-gôn):
- Thực thi nhiều biện pháp nhằm xóa bỏ sự kì thị tôn giáo, thủ tiêu đặc quyền Hồi giáo.
- Khôi phục kinh tế và phát triển văn hoá Ấn Độ.
Sự phát triển của Ấn Độ dưới Vương triều Gúp-ta được biểu hiện như thế nào?
Thời kì vương triều Gúp-ta là thời kì thống nhất, phục hưng và phát triển của miền Bắc Ấn Độ cả về mặt kinh tế - xã hội và văn hóa:
- Về kinh tế:
+ Đã biết sử dụng rộng rãi công cụ bằng sắt, nông nghiệp phát triển.
+ Thủ công nghiệp: phát triển nghề luyện kim, dệt, biết chế tạo những đồ kim hoàn bằng vàng, bạc, ngọc,…
- Về xã hội: đời sống nhân dân ổn định.
- Về văn hóa:
+ Đạt nhiều thành tựu to lớn: Phật giáo, Ấn Độ giáo ra đời và phát triển, đã có chữ viết ban đầu,…
+ Đây là thời kì định hình của nền văn hóa Ấn Độ.
Em hãy lập niên biểu các giai đoạn phát triển lịch sử của Ấn Độ.
*Niên biểu các giai đoạn phát triển lịch sử của Ấn Độ
Thời gian
Nội dung
Khoảng 2500 năm TCN
Xuất hiện những thành thị của người Ấn dọc theo hai bờ của sông Ấn.
Khoảng 1500 năm TCN - thế kỉ III TCN
Một số thành thị khác cũng được hình thành trên lưu vực sông Hằng ở miền Đông Bắc Ấn. Nhà nước Ma-ga-đa tồn tại và phát triển.
Thế kỉ III TCN - đầu thế kỉ IV
Tình trạng phân tán, loạn lạc
Đầu thế kỉ IV - đầu thế kỉ VI
Thời kì Vương triều Gúp-ta
Thế kỉ XII - XVI
Thời kì Vương triều Hồi giáo Đê-li
Thế kỉ XVI - giữa thế kỉ XIX
Thời kì Vương triều Mô-gôn
Các tiểu vương quốc đầu tiên đã được hình thành bao giờ và ở khu vực nào trên đất nước Ấn Độ?
- Từ khoảng 2500 năm TCN, xuất hiện những thành thị của người Ấn dọc theo hai bờ của sông Ấn.
- Khoảng 1500 năm TCN, một số thành thị khác cũng được hình thành trên lưu vực sông Hằng ở miền Đông Bắc Ấn.
⟹ Những thành thị, tiểu vương quốc này đã dần dần liên kết với nhau thành một nhà nước rộng lớn - nước Ma-ga-đa ở vùng hạ lưu sông Hằng.
- Cuối thế kỉ III, vua A-sô-ca đã mở mang bờ cõi xuống Nam Ấn và đưa đất nước Ma-ga-đa trở nên hùng mạnh.
- Sau thế kỉ III trở đi, Ấn Độ lại bị chia thành nhiều quốc gia nhỏ. Tình trạng này kéo dài đến đầu thế kỉ IV, Ấn Độ mới được thống nhất lại dưới Vương triều Gúp-ta.
Hãy kể tên những tác phẩm văn học nổi tiếng của Ấn Độ mà em biết.
Nổi tiếng nhất ở Ấn Độ thời cổ đại là hai bộ sử thi Ma-ha-bha-ra-ta và Ra-ma-ya-na. Đến thời Gúp-ta có Ka-li-đa-sa - ngôi sao của sân khấu và văn học Ấn Độ, tác giả của nhiều vở kịch nổi tiếng, trong đó có vở Sơ-kun-tơ-la luôn là niềm tự hào của nhân dân Ấn Độ trong suốt 15 thế kỉ qua.
Bài 5. Ấn Độ thời phong kiến được đăng ở chuyên mục Giải Lịch Sử 7 và biên soạn theo sách lịch sử 7. Được hướng dẫn biên soạn bởi các thầy cô giáo dạy Giỏi Sử học tư vấn, nếu thấy hay hãy chia sẻ và comment để nhiều bạn khác cùng học tập cùng.
#soanbaitap
Nguồn : Bài 5. Ấn Độ thời phong kiến - soanbaitap.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét