Thứ Năm, 8 tháng 10, 2020

Bài 2. Hai tam giác bằng nhau - soanbaitap.com

Hai tam giác bằng nhau toán lớp 7 bài 2 giải bài tập do đội ngũ giáo viên dạy tốt môn toán trên toàn quốc biên soạn. Đảm bảo dễ hiểu giúp các em hệ thống lại một số kiến thức trong bài hai tam giác bằng nhau lớp 7, đồng thời vận dụng vào giải các dạng bài tập toán liên quan để các em hiểu rõ hơn.

Bài 2. Hai tam giác bằng nhau thuộc: Chương 2: Tam giác

I. Lý thuyết về hai tam giác bằng nhau

1. Định nghĩa hai tam giác bằng nhau

Hai tam giác bằng nhau là hai tam giác có các cạnh tương ứng bằng nhau, các góc tương ứng bằng nhau.

2. Kí hiệu hai tam giác bằng nhau

Để kí hiệu sự bằng nhau của tam giác (ABC) và tam giác (MNP) ta viết:

(∆ABC= ∆MNP.)

(Delta ABC = Delta MNP Leftrightarrow left{ matrix{
AB = MN hfill cr
BC = PN hfill cr
AC = MP hfill cr
widehat A = widehat M hfill cr
widehat B = widehat N hfill cr
widehat C = widehat P hfill cr} right.)

II. Hướng dẫn trả lời câu hỏi bài tập sgk bài 1 hai tam giác bằng nhau lớp 7

Trả lời câu hỏi 1 Bài 2 trang 110 SGK Toán 7 Tập 1.

Đề bài: Cho hai tam giác ABC và A′B′C′ (hình 60)

Hãy dùng thước chia khoảng và thước đo góc để kiểm nghiệm rằng trên hình đó ta có:

AB=A′B′;AC=A′C′;BC=B′C′A^=A′^;B^=B′^;C^=C′^

  • Phương pháp giải - Xem chi tiết

Thực hiện đo bằng thước chia khoảng và thước đo góc rồi nhận xét.

  • Lời giải chi tiết

Kiểm tra ta được:

AB=A′B′;AC=A′C′;BC=B′C′

Trả lời câu hỏi 2 Bài 2 trang 111 SGK Toán 7 Tập 1

Đề bài: Cho hình 61.

a) Hai tam giác ABC và MNP có bằng nhau hay không (Các cạnh hoặc các góc bằng nhau được đánh dấu bằng những kí hiệu giống nhau)?

Nếu có, hãy viết kí hiệu về sự bằng nhau của hai tam giác đó

b) Hãy tìm:

Đỉnh tương ứng với đỉnh A, góc tương ứng với góc N; cạnh tương ứng với cạnh AC.

c) Điền vào chỗ trống (…): ΔABC=…;AC=…;B^=...

  • Phương pháp giải - Xem chi tiết

Hai tam giác bằng nhau là hai tam giác có các cạnh tương ứng bằng nhau, các góc tương ứng bằng nhau.

  • Lời giải chi tiết

a) Hai tam giác bằng nhau vì có các cạnh tương ứng bằng nhau, các góc tương ứng bằng nhau

Kí hiệu: ΔABC=ΔMNP

b)

- Đỉnh tương ứng với đỉnh A là đỉnh M.

- Góc tương ứng với góc N là góc B.

- Cạnh tương ứng với cạnh AC là cạnh MP.

c) ΔACB=ΔMPN;

AC=MP;

B^=N^.

Trả lời câu hỏi 3 Bài 2 trang 111 SGK Toán 7 Tập 1.

Đề bài: Cho ΔABC=ΔDEF (h.62)

Tìm số đo góc D và độ dài cạnh BC.

  • Phương pháp giải - Xem chi tiết

Áp dụng:

ΔABC=ΔMNP⇔{AB=MNBC=PNAC=MPA^=M^B^=N^C^=P^

- Tổng các góc của một tam giác bằng 180o.

  • Lời giải chi tiết

Áp dụng định lí tổng các góc của một tam giác vào ΔABC ta có:

A^+B^+C^=180o⇒A^=180o−(B^+C^)=180o−(70o+50o)=60o

III. Hướng dẫn giải bài tập sgk bài 1 hai tam giác bằng nhau lớp 7

Bài 10 trang 111 SGK Toán 7 tập 1.

Đề bài: Trong các hình 63, 64 các tam giác nào bằng nhau (Các cạnh bằng nhau được đánh dấu bởi những kí hiệu giống nhau). Kể tên các đỉnh tương ứng của các tam giác bằng nhau đó. Viết kí hiệu về sự bằng nhau của các tam giác đó.

  • Phương pháp giải - Xem chi tiết

Áp dụng định lí tổng ba góc trong một tam giác bằng 1800

Áp dụng định nghĩa hai tam giác bằng nhau.

  • Lời giải chi tiết

Hình 63 ta có:

A^=I^=800,

C^=N^=300

B^=M^=1800−(800+300)=700

AB=IM,AC=IN,BC=MN.

Suy ra ∆ABC=∆IMN

Hình 64 ta có:

RQH^=QRP^=800

Áp dụng định lí tổng các góc của một tam giác vào ΔQHR ta có:

QHR^+HRQ^+RQH^=180o⇒HRQ^=180o−(QHR^+RQH^)=180o−(40o+80o)=60o

⇒HRQ^=PQR^=60o

Áp dụng định lí tổng các góc của một tam giác vào ΔPQR ta có:

PQR^+QRP^+RPQ^=180o⇒RPQ^=180o−(PQR^+QRP^)=180o−(60o+80o)=40o

⇒RPQ^=QHR^=40o

QH=RP,HR=PQ,QR=RQ.

Suy ra ∆HQR=∆PRQ.

Bài 11 trang 112 SGK Toán 7 tập 1.

Đề bài: Cho ∆ABC=∆HIK

a) Tìm cạnh tương ứng với cạnh BC. Tìm góc tương ứng với góc H

b) Tìm các cạnh bằng nhau, tìm các góc bằng nhau.

  • Phương pháp giải - Xem chi tiết

Áp dụng định nghĩa hai tam giác bằng nhau.

Hai tam giác bằng nhau là hai tam giác có các cạnh tương ứng bằng nhau, các góc tương ứng bằng nhau.

  • Lời giải chi tiết

a) Ta có ∆ABC=∆HIK, nên cạnh tương ứng với BC là cạnh IK, góc tương ứng với góc H là góc A.

b) ∆ABC=∆HIK

Suy ra: AB=HI,AC=HK,BC=IK.

A^=H^B^=I^,C^=K^.

Bài 13 trang 112 SGK Toán 7 tập 1.

Đề bài: Cho ∆ABC=∆DEF. Tính chu vi mỗi tam giác nói trên biết AB=4cm,BC=6cm,DF=5cm (chu vi của một tam giác là tổng độ dài ba cạnh của tam giác đó)

  • Phương pháp giải - Xem chi tiết

+ Hai tam giác bằng nhau là hai tam giác có các cạnh tương ứng bằng nhau, các góc tương ứng bằng nhau.

+ Chu vi tam giác bằng tổng độ dài ba cạnh của tam giác.

  • Lời giải chi tiết

Ta có ∆ABC=∆DEF

Suy ra: AB=DE=4cm, BC=EF=6cm, DF=AC=5cm.

Chu vi của tam giác ABC là: AB+BC+AC=4+6+5=15(cm)

Chu vi của tam giác DEF là: DE+EF+DF=4+6+5=15(cm)

Bài 14 trang 112 SGK Toán 7 tập 1.

Đề bài: Cho hai tam giác bằng nhau: Tam giác ABC (không có hai góc nào bằng nhau, không có hai cạnh nào bằng nhau) và một tam giác có ba đỉnh H,I,K. Viết kí hiệu về sự bằng nhau của hai tam giác đó biết:

AB=KIB^=K^

  • Phương pháp giải - Xem chi tiết

Hai tam giác bằng nhau là hai tam giác có các cạnh tương ứng bằng nhau, các góc tương ứng bằng nhau.

  • Lời giải chi tiết

Ta có B^=K^ nên B,K là hai đỉnh tương ứng.

AB=KI nên A,I là hai đỉnh tương ứng.

Do đó C,H là hai đỉnh tương ứng.

Vậy ∆ABC=∆IKH.

Hai tam giác bằng nhau toán lớp 7 bài 2 giải bài tập được biên soạn bám sát chương trình SGK mới môn toán lớp 7, được Soanbaitap.com tổng hợp và đăng trong chuyên mục giải toán 7 giúp các em tiện tham khảo đề học tốt môn toán 7. Nếu thấy hay hãy chia sẻ và comment để nhiều bạn khác cùng học tập.



#soanbaitap Social https://ift.tt/2S06Bff
Nguồn : Bài 2. Hai tam giác bằng nhau - soanbaitap.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét