Thứ Năm, 8 tháng 10, 2020

Ôn tập chương 2 (Câu hỏi – Bài tập) - soanbaitap.com

Ôn tập chương 1 hình học 7 câu hỏi và bài tập do đội ngũ giáo viên dạy tốt môn toán trên toàn quốc biên soạn. Đảm bảo dễ hiểu giúp các em hệ thống lại một số kiến thức và ôn tập chương 2 hình học lớp 7 đồng thời vận dụng vào giải các dạng bài tập toán liên quan để các em hiểu rõ hơn.

Ôn tập chương 1 hình học 7 thuộc: Chương 1: Đường thẳng vuông góc. Đường thẳng song song

I. Lý thuyết Ôn tập chương 1 hình học 7

Câu 1: Phát biểu định nghĩa hai góc đối đỉnh.

Hai góc đối đỉnh là hai góc mà mỗi cạnh của góc này là tia đối của một cạnh của góc kia.

Câu 2: Phát biểu định lí về hai góc đối đỉnh.

Hai góc đối đỉnh thì bằng nhau.

Câu 3: Phát biểu định nghĩa hai đường thẳng vuông góc.

Hai đường thẳng (xx’, yy’ ) cắt nhau và trong các góc tạo thành có một góc vuông được gọi là hai đường thẳng vuông góc. Kí hiệu là (xx’ ⊥ yy’)

Câu 4: Phát biểu định nghĩa đường trung trực của một đoạn thẳng.

Đường thẳng vuông góc với một đoạn thẳng tại trung điểm của nó được gọi là đường trung trực của đoạn thẳng ấy.

Câu 5: Phát biểu dấu hiệu (định lí) nhận biết hai đường thẳng song song.

Nếu đường thẳng (c) cắt hai đường thẳng (a, b) và trong các góc tạo thành có một cặp góc so le trong bằng nhau (hoặc một cặp góc đồng vị bằng nhau) thì (a) và (b) song song với nhau.

Câu 6: Phát biểu tiên đề Ơ – clit về đường thẳng song song.

Qua một điểm ở ngoài một đường thẳng chỉ có một đường thẳng song song với đường thẳng đó.

Câu 7: Phát biểu tính chất (định lí) của hai đường thẳng song song.

Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song thì:

a) Hai góc so le trong bằng nhau;

b) Hai góc đồng vị bằng nhau;

c) Hai góc trong cùng phía bù nhau.

Câu 8: Phát biểu định lí về hai đường thẳng phân biệt cùng vuông góc với một đường thẳng thứ ba.

Hai đường thẳng phân biệt cùng vuông góc với một đường thẳng thứ ba thì chúng song song với nhau.

Câu 9: Phát biểu định lí về hai đường thẳng phân biệt cùng song song với một đường thẳng thứ ba.

Định lý: Hai đường thẳng phân biệt cùng song song với một đường thẳng thứ ba thì chúng song song với nhau.

Câu 10: Phát biểu định lí về một đường thẳng vuông góc với một trong hai đường thẳng song song.

Định lý: Một đường thẳng vuông góc với một trong hai đường thẳng song song thì nó cũng vuông góc với đường thẳng kia.

II. Hướng dẫn giải bài tập ôn tập chương 1 hình học 7

Bài 54 trang 103 SGK Toán 7 tập 1.

Đề bài: Trong hình 37 có 5 cặp đường thẳng vuông góc với bốn cặp đường thẳng song song. Hãy quan sát rồi viết tên các cặp đường thẳng đó và kiểm tra lại bằng êke .

  • Phương pháp giải - Xem chi tiết

Quan sát hình vẽ để dự đoán các cặp đường thẳng song song, sau đó kiểm tra lại bằng êke.

  • Lời giải chi tiết

Năm cặp đường thẳng vuông góc là:

d1⊥d8;d1⊥d2;

d3⊥d4;d3⊥d5;

d3⊥d7

Bốn cặp đường thẳng song song là:

d4//d5;d4//d7;

Bài 55 trang 103 SGK Toán 7 tập 1.

Đề bài: Vẽ lại hình 38 rồi vẽ thêm:

a) Các đường thẳng vuông góc với d đi qua M, đi qua N.

b) Các đường thẳng song song với e đi qua M, đi qua N.

  • Phương pháp giải - Xem chi tiết

Dùng thước kẻ và êke để vẽ các đường thẳng vuông góc và các đường thẳng song song.

  • Lời giải chi tiết

a) Các đường thẳng vuông góc với d đi qua M, đi qua N:

b) Các đường thẳng song song với e đi qua M, đi qua N:

 

Bài 56 trang 104 SGK Toán 7 tập 1.

Đề bài: Cho đoạn thẳng AB dài 28mm.  Hãy vẽ đường trung trực của đoạn thẳng ấy.

  • Phương pháp giải - Xem chi tiết

Đường trung trực của AB phải vuông góc với AB và đi qua trung điểm I của AB.

  • Lời giải chi tiết

Cách vẽ:

- Dùng thước có chia khoảng vẽ đoạn thẳng AB=28mm.

- Vẽ trung điểm I của đoạn AB bằng cách lấy I∈AB sao cho AI=14mm.

- Dùng ê kê vẽ đường thẳng d vuông góc với AB tại I.

Đường thẳng d chính là đường trung trực của AB.

Bài 56 trang 104 SGK Toán 7 tập 1.

Đề bài: Cho đoạn thẳng AB dài 28mm.  Hãy vẽ đường trung trực của đoạn thẳng ấy.

  • Phương pháp giải - Xem chi tiết

Đường trung trực của AB phải vuông góc với AB và đi qua trung điểm I của AB.

  • Lời giải chi tiết

Cách vẽ:

- Dùng thước có chia khoảng vẽ đoạn thẳng AB=28mm.

- Vẽ trung điểm I của đoạn AB bằng cách lấy I∈AB sao cho AI=14mm.

- Dùng ê kê vẽ đường thẳng d vuông góc với AB tại I.

Đường thẳng d chính là đường trung trực của AB.

Bài 58 trang 104 SGK Toán 7 tập 1.

Đề bài: Tính số đo x trong hình 40. Hãy giải thích vì sao tính được như vậy?

  • Phương pháp giải - Xem chi tiết

- Áp dụng định lí: "hai đường thẳng phân biệt cùng vuông góc với một đường thẳng thứ ba thì chúng song song với nhau" để chứng minh hai đường thẳng song song.

- Áp dụng tính chất: nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song thì hai góc trong cùng phía bù nhau.

  • Lời giải chi tiết

Gọi tên như hình vẽ.

Ta có: a⊥c,b⊥c

Theo định lí : hai đường thẳng phân biệt cùng vuông góc với một đường thẳng thứ ba thì chúng song song với nhau. Do đó a//b

⇒A1^+B^=1800 (hai góc ở vị trí trong cùng phía bù nhau)

⇒115o+x=180o

⇒x=180o–115o=65o

Vậy 

Bài 59 trang 104 SGK Toán 7 tập 1.

Đề bài: Hình 41 cho biết d//d′//d″ và hai góc 600,1100. Tính các góc E1^,G2^,G3^,D4^,A5^,B6^.

  • Phương pháp giải - Xem chi tiết

- Áp dụng tính chất: nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song thì:

a) Hai góc so le trong bằng nhau;

b) Hai góc đồng vị bằng nhau;

c) Hai góc trong cùng phía bù nhau.

- Hai góc đối đỉnh thì bằng nhau.

- Tổng số đo hai góc kề bù bằng 180o.

  • Lời giải chi tiết

+) Vì d′//d″ có:  E1^ và C^=60o là hai góc so le trong nên E1^=60o

+) Vì d′//d″ có: G2^ và BDd′^=110o là hai góc đồng vị nên G2^=110o

+) G2^+G^3=180o (hai góc kề bù)

⇒G3^=180o−G2^=180o−110o=70o

+) D4^=BDd′^=110o (vì hai góc đối đỉnh)

+)  Vì d//d″ nên  A5^=E1^=60o (vì hai góc đồng vị)

+) Vì d//d″ nên B6^=G3^=700 (vì hai góc đồng vị)

Vậy E1^=60o,G2^=110o,G3^=70o,

Bài 60 trang 104 SGK Toán 7 tập 1.

Đề bài: Hãy phát biểu các định lí được diễn tả bằng các hình vẽ sau rồi viết giả thiết, kết luận của từng định lí (xem Bài 5).

  • Phương pháp giải - Xem chi tiết

Một tính chất được khẳng định là đúng bằng suy luận được gọi là định lí.

Định lí thường phát biểu dưới dạng: " Nếu A thì B" với A là giả thiết, là điều kiện cho biết; B là kết luận, là điều được suy ra.

  • Lời giải chi tiết

a) Định lí: Nếu hai đường thẳng cùng vuông góc với một đường thẳng thứ ba thì hai đường thẳng đó song song với nhau.

Hoặc: Nếu một đường thẳng vuông góc với một trong hai đường thẳng song song thì nó sẽ vuông góc với đường thẳng còn lại.

b) Định lí: Nếu hai đường thẳng cùng song song với một đường thẳng thứ ba thì hai đường thẳng đó song song với nhau.

Ôn tập chương 1 hình học 7 câu hỏi và bài tập được biên soạn bám sát chương trình SGK mới môn toán lớp 7, được Soanbaitap.com tổng hợp và đăng trong chuyên mục giải toán 7 giúp các em tiện tham khảo đề học tốt môn toán 7. Nếu thấy hay hãy chia sẻ và comment để nhiều bạn khác cùng học tập.



#soanbaitap Social https://ift.tt/2S06Bff
Nguồn : Ôn tập chương 2 (Câu hỏi – Bài tập) - soanbaitap.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét