Soạn bài Kiều ở lầu Ngưng Bích chi tiết nhất là tâm huyết biên soạn của đội ngũ giáo viên dạy giỏi môn văn uy tín trên toàn quốc. Đảm bảo ngắn gọn và súc tích giúp các em soạn Kiều ở lầu Ngưng Bích nhanh chóng, dễ dàng.
Bài Kiều ở lầu Ngưng Bích thuộc: Bài 7 SGK Ngữ Văn 9
I. Hướng dẫn soạn bài Kiều ở lầu Ngưng Bích
Trả lời câu 1 trang 95 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1:
- Hai chữ “khóa xuân” cho thấy Kiều ở lầu Ngưng Bích thực chất là bị giam lỏng.
- Câu thơ sáu chữ, chữ nào cũng gợi lên sự rợn ngợp của không gian: “Bốn bề bát ngát xa trông”. Cảnh “non xa”, “trăng gần” như gợi lên hình ảnh lầu Ngưng Bích chơi vơi giữa mênh mang trời nước.
- Cụm từ “mây sớm đèn khuya” gợi thời gian tuần hoàn, khép kín.
Trả lời câu 2 trang 95 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1:
- Đầu tiên Kiều nhớ tới Kim Trọng. Điều này vừa phù hợp với quy luật tâm lí, vừa thể hiện sự tinh tế của ngòi bút Nguyễn Du.
- Tiếp đó Kiều nhớ đến cha mẹ. Nghĩ tới song thân, Kiều thương và xót. Nàng thương cha mẹ khi sáng, khi chiều tựa cửa ngóng tin con, trông mong sự đỡ đần. Nàng xót xa lúc cha mẹ tuổi già sức yếu mà nàng không được tự tay chăm sóc và hiện thời ai người trông nom.
Trả lời câu 3 trang 96 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1:
Đúng là cảnh lầu Ngưng Bích được nhìn qua tâm trạng Kiều: cảnh từ xa đến gần, màu sắc từ nhạt đến đậm, âm thanh từ tĩnh đến động, nỗi buồn từ man mác, mông lung đến lo âu, kinh sợ. Ngọn gió cuốn mặt duềnh và tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi là cảnh tượng hãi hùng, như báo trước dông bão của số phận sẽ nổi lên, xô đẩy, vùi dập cuộc đời Kiều.
II. Luyện tập bài Kiều ở lầu Ngưng Bích
- Tả cảnh ngụ tình là một bút pháp đặc trưng của văn học trung đại nói chung, của ngòi bút Nguyễn Du nói riêng với cơ chế là tả cảnh thông qua đó để bộc lộ tâm trạng con người, tả cảnh để nói tình chứ không chỉ là bức tranh tả cảnh thuần túy.
- Phân tích tám câu thơ cuối:
+ Hình ảnh Cánh buồm nhỏ xa xăm vô định gợi nỗi buồn nhớ quê hương, gia đình và khao khát được sum họp.
+ Hình ảnh “hoa trôi man mác” nơi ngọn nước mới sa gợi nỗi buồn tủi về thân phận bơ vơ của mình.
+ Hình ảnh “Nội cỏ rầu rầu” một màu đơn điệu gợi nỗi buồn chán trước hiện tại bế tắc, tương lai vô vọng.
+ Hình ảnh Gió cuốn, sóng ầm ầm gợi nỗi buồn lo về sóng gió cuộc đời sắp ập đến.
+ Cụm từ “buồn trông” được sử dụng tài hoa ở đầu 4 câu lục tạo ra âm điệu trầm buồn cho câu thơ và cũng là điệp khúc của tâm trạng nhân vật. Các từ láy, câu hỏi tu từ và bao trùm là nghệ thuật tả cảnh ngụ tình có tác dụng nhấn mạnh, khắc sâu nỗi buồn thương nặng trĩu trong lòng Kiều, nỗi buồn mênh mang, vô tận, không giới hạn. Đây là nỗi đau thân phận. Ta thấy được tấm lòng thương xót, đồng cảm của nhà thơ với nhân vật.
III. Bố cục, Nội dung
Bố cục: 3 đoạn
- Sáu câu đầu: Hoàn cảnh cô đơn, cay đắng xót xa của Kiều.
- Tám câu tiếp: Nỗi thương nhớ Kim Trọng và cha mẹ của Kiều.
- Tám câu cuối: Tâm trạng đau buồn, âu lo của Kiều qua cách nhìn cảnh vật.
Nội dung: Cảm nhận được tâm trậng cô đơn, buồn tủi và tấm lòng hiếu thảo của Thúy Kiều.
Soạn bài Kiều ở lầu Ngưng Bích chi tiết nhất được biên soạn bám sát chương trình SGK ngữ văn lớp 9 mới của Bộ GD&ĐT. Được Soanbaitap.com tổng hợp và chia sẻ trong chuyên mục soạn văn 9, nếu thấy hay hãy comment và chia sẻ để các bạn khác cùng học tập.
#soanbaitap Social https://ift.tt/2S06Bff
Nguồn : Kiều ở lầu Ngưng Bích - soanbaitap.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét