Ôn tập chương 2 số học 6 do đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm dạy môn toán biên soạn giúp các em tổng hợp lại kiến thức ôn tập chương 2 lớp 6 đầy đủ, khoa học nhất đồng thời hướng dẫn giải bài tập SGK để các em nắm chắc và hiểu rõ kiến thức hơn.
Ôn tập chương 2 số học 6 (Câu hỏi - Bài tập) thuộc: Chương 2: Số nguyên
I. Lý thuyết ôn tập chương 2 số học 6
1. Trục số
Ta biểu diễn các số nguyên âm trên tia đối của tia số và các số -1, -2, -3,... như trong hình
Như vậy ta được một trục số. Điểm 0 được gọi là điểm gốc của trục số. Chiều từ trái sang phải gọi là chiều dương (thường được đánh dấu bằng mũi tên), chiều từ phải sang trái gọi là chiều âm của trục số.
2. Số nguyên
• Các số tự nhiên khác 0 còn được gọi là các số nguyên dương (đôi khi còn viết +1, +2, +3,…nhưng dấu “+” thường được bỏ đi).
• Các số -1, -2, -3,…là các số nguyên âm.
• Tập hợp: {...; -3; -2; -1; 1; 2; 3;...} gồm các số nguyên âm, số 0 và các số nguyên dương là tập hợp các số nguyên. Tập hợp các số nguyên được kí hiệu là Z.
Chú ý:
• Số 0 không phải là số nguyên âm và cũng không phải là số nguyên dương.
• Điểm biểu diễn số nguyên a trên trục số gọi là điểm a
3. Số đối
Trên trục số các điểm 1 và -1, 2 và -2, 3 và -3,… cách đều điểm 0 và nằm ở hai phía của điểm 0. Ta nói các số 1 và -1, 2 và -2, 3 và -3,… là các số đối nhau.
Số đối của số 0 là 0.
4. So sánh hai số nguyên
Khi biểu diễn trên trục số (nằm ngang), điểm a nằm bên trái điểm b thì số nguyên a nhỏ hơn số nguyên b.
Chú ý: Số nguyên b gọi là số liền sau của số nguyên a nếu a < b và không có số nguyên nào nằm giữa a và b (lớn hơn a và nhỏ hơn b). Khi đó ta cũng nói a là số liền trước của b.
Nhận xét:
• Mọi số nguyên dương đều lớn hơn số 0.
• Mọi số nguyên âm đều nhỏ hơn số 0.
• Mọi số nguyên âm đều nhỏ hơn bất kỳ số nguyên dương nào.
5. Giá trị tuyệt đối của một số nguyên
Khoảng cách từ điểm a đến điểm 0 trên trục số là giá trị tuyệt đối của số nguyên a.
Giá trị tuyệt đối của số nguyên a kí hiệu là |a| (đọc là “giá trị tuyệt đối của a”).
Nhận xét:
• Giá trị tuyệt đối của số 0 là số 0.
• Giá trị tuyệt dối của một số nguyên dương là chính nó.
• Giá trị tuyệt đối của một số nguyên âm là số đối của nó (và là một số nguyên dương).
• Trong hai số nguyên âm, số nào có giá trị tuyệt đối nhỏ hơn thì lớn hơn.
• Hai số đối nhau có giá trị tuyệt đối bằng nhau.
6. Cộng hai số nguyên dương
Cộng hai số nguyên dương chính là cộng hai số tự nhiên khác không.
7. Cộng hai số nguyên âm
Quy tắc: Muốn cộng hai số nguyên âm, ta cộng hai giá trị tuyệt đối của chúng rồi đặt dấu “-” trước kết quả.
Quy tắc cộng hai số nguyên cùng dấu:
Ta cộng hai giá trị tuyệt đối của chúng rồi đặt dấu chung trước kết quả.
8. Quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu
• Hai số nguyên đối nhau có tổng bằng 0.
• Muốn cộng hai số nguyên khác dấu không đối nhau, ta tìm hiệu hai giá trị tuyệt đối của chúng (số lớn trừ số nhỏ) rồi đặt trước kết quả tìm được dấu của số có giá trị tuyệt đối lớn hơn.
9. Tính chất giao hoán của phép cộng các số nguyên
a + b = b + a
10. Tính chất kết hợp của phép cộng các số nguyên
(a + b) + c = a + (b + c)
Chú ý: Kết quả trên còn gọi là tổng của ba số a, b, c và viết a + b + c. Tương tự, ta có thể nói đến tổng của bốn, năm,…số nguyên. Khi thực hiện cộng nhiều số ta có thể thay đổi tùy ý thứ tự các số hạng, nhóm các số hạng một cách tùy ý bằng các dấu ( ), [ ], { }.
11. Cộng với số 0
a + 0 = 0 + a = a
12. Cộng với số đối
Tổng của hai số nguyên đối nhau luôn bằng 0
a + (-a) = 0
Nếu tổng của hai số nguyên bằng 0 thì chúng là hai số đối nhau:
Nếu a + b = 0 thì a = -b và b = -a
13. Hiệu của hai số nguyên
Muốn trừ số nguyên a cho số nguyên b, ta cộng a với số đối của b.
a - b = a + (-b)
Nhận xét: Phép trừ trong N không phải bao giờ cũng thực hiện được, còn trong Z luôn thực hiện được.
14. Quy tắc dấu ngoặc
• Khi bỏ dấu ngoặc có dấu “–” đằng trước, ta phải đổi dấu tất cả các dấu ngoặc: dấu “+” thành dấu “–” và dấu “–” thành dấu “+”.
• Khi bỏ dấu ngoặc có dấu “+” đằng trước thì dấu các số hạng trong ngoặc vẫn giữ nguyên.
15. Tổng đại số
Tổng đại số là một dãy các phép tính cộng, trừ các số nguyên
Trong một tổng đại số, ta có thể:
• Thay đổi tùy ý vị trí các số hạng kèm theo dấu của chúng.
• Đặt dấu ngoặc để nhóm các số hạng một cách tùy ý với chú ý rằng nếu trước dấu ngoặc là dấu “–” thì phải đổi dấu tất cả các số hạng trong ngoặc.
16. Tính chất của đẳng thức
Khi biến đổi các đẳng thức, ta thường áp dụng các tính chất sau:
• Nếu a = b thì a + c = b + c
• Nếu a + c = b + c thì a = b
• Nếu a = b thì b = a
17. Quy tắc chuyển vế
Khi chuyển một số hạng từ vế này sang vế kia của một đẳng thức, ta phải đổi dấu số hạng đó: dấu “+” đổi thành dấu “–” và dấu “–” thành dấu “+”.
Nhận xét: Phép trừ là phép toán ngược của phép cộng
18. Quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu
Muốn nhân hai số nguyên khác dấu, ta nhân hai giá trị tuyệt đối của chúng rồi đặt dấu “–” trước kết quả nhận được.
19. Nhân hai số nguyên dương
Nhân hai số nguyên dương chính là nhân hai số tự nhiên khác 0
Ví dụ:
2.5 = 10, 7.3 = 21
6.5 = 30, 4.10 = 40
20. Nhân hai số nguyên âm
Muốn nhân hai số nguyên âm, ta nhân hai giá trị tuyệt đối của chúng.
Ví dụ:
(-4).(-25) = 4.25 = 100
(-3).(-4) = 3.4 = 12
(-3).(-5) = 3.5 = 15
Nhận xét: Tích của hai số nguyên âm là một số nguyên dương.
Quy tắc nhân hai số nguyên cùng dấu: Muốn nhân hai số nguyên cùng dấu, ta nhân hai giá trị của chúng rồi đặt dấu “+” trước kết quả của chúng.
30. Kết luận
• a.0 = 0.a = 0
• Nếu a, b cùng dấu thì a.b = |a|.|b|
• Nếu a, b khác dấu thì a.b = -(|a|.|b|)
Chú ý:
• Cách nhận biết dấu của tích:
(+).(+) → (+)
(+).(-) → (-)
(-).(+) → (-)
(-).(-) → (+)
• a.b = 0 thì hoặc a = 0 hoặc b = 0.
• Khi đổi dấu một thừa số thì tích đổi dấu. Khi đổi dấu hai thừa số thì tích không thay đổi.
Ví dụ:
(-4).(-5) = 4.5 = 20
3.(-9) = -(3.9) = -27
31. Tính chất giao hoán của phép nhân: a.b = b.a
32. Tính chất kết hợp của phép nhân: (a.b).c = a.(b.c)
Chú ý:
• Nhờ tính chất kết hợp ta có thể nói đến tích của ba, bốn, năm, … số nguyên. Chẳng hạn: a.b.c = a.(b.c) = (a.b).c
• Khi thực hiện phép nhân nhiều số nguyên, ta có thể dựa vào các tính chất giao hoán và kết hợp để thay đổi vị trí các thừa số, đặt dấu ngoặc để nhóm các thừa số một cách tùy ý.
• Ta cũng gọi tích n số nguyên a là lũy thừa bậc n của số nguyên a ( cách đọc và kí hiệu như đối với số tự nhiên).
Nhận xét: Trong một tích các số nguyên khác 0:
• Nếu có một số chẵn thừa số nguyên âm thì tích mang dấu “+”.
• Nếu có một số lẻ thừa số nguyên âm thì tích mang dấu “–”.
33. Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng:
a(b + c) = ab + ac
Chú ý: Tính chất trên cũng đúng đối với phép trừ: a(b - c) = ab - ac
34. Bội và ước của một số nguyên
Cho a, b và b . Nếu có số nguyên q sao cho a = bq thì ta nói a chia hết cho b. Ta còn nói a là bội của b và b là ước của a.
Chú ý:
• Số 0 là bội của mọi số nguyên khác 0
• Số 0 không phải là ước của bất kì số nguyên nào
• Các số 1 và -1 là ước của mọi số nguyên
• Nếu c vừa là ước của c vừa là ước của b thì c cũng được gọi là ước chung của a và b
35. Tính chất
• Nếu a chia hết cho b và b chia hết cho c thì a cũng chia hết cho c
a ⋮ b và b ⋮ c ⇒ a ⋮ c
• Nếu a chia hết cho b thì bội của a cũng chia hết cho b
a ⋮ b ⇒ am ⋮ b (m ∈ ℤ)
• Nếu hai số a, b chia hết cho c thì tổng và hiệu của chúng cũng chia hết cho c
a ⋮ c và b ⋮ c ⇒ (a + b) ⋮ c và (a - b) ⋮ c
II. Hướng dẫn giải bài tập ôn tập chương 2 số học 6
Bài 107 trang 98 SGK Toán 6 tập 1.
Đề bài: Trên trục số cho hai điểm a, b (h.53). Hãy:
a) Xác định các điểm –a; –b trên trục số;
b) Xác định các điểm |a|, |b|, |-a|, |-b|trên trục số;
c) So sánh các số a, b, –a; –b, |a|, |b|, |-a|, |-b| với 0.
- Phương pháp giải - Xem chi tiết
Sử dụng:
+) Trên trục số: Số nằm bên phải số 0 là một số dương và số nằm bên trái số 0 là một số âm
+) (a) và (-a) là hai số đối nhau (tức cùng cách điểm 0 một khoảng bằng nhau nhưng nằm về hai phía của điểm 0)
+) (left| a right| = left{ begin{array}{l}
a,,khi,,a ge 0\
- a,,khi,,a < 0
end{array} right.)
- Lời giải chi tiết
a) Xác định các điểm –a, -b trên trục số:
b)Xác định các điểm |a|, |b|, |-a|, |-b| trên trục số:
Ta có: (left| a right| = left| { - a} right|,left| b right| = left| { - b} right|)
c) Vì a ở bên trái số 0 ⇒ a là số nguyên âm nên a < 0.
b ở bên phải số 0 ⇒ b là số nguyên dương hay b>0
Từ đó ta có:
(a < 0; - b < 0; b >0 ; - a > 0 ;)
(0 < left| { - a} right| = left| a right|,0 < left| { - b} right| = left| b right|)
Bài 108 trang 98 SGK Toán 6 tập 1.
Đề bài: Cho số nguyên a khác 0. So sánh -a với a, -a với 0
- Phương pháp giải - Xem chi tiết
Nhận xét:
- Mọi số nguyên dương đều lớn hơn số 0.
- Mọi số nguyên âm đều nhỏ hơn số 0.
- Mọi số nguyên âm đều nhỏ hơn bất kỳ số nguyên dương nào.
- Lời giải chi tiết
- Nếu a > 0 thì –a < 0 và –a < a.
- Nếu a < 0 thì –a > 0 và –a > a.
Bài 109 trang 98 SGK Toán 6 tập 1.
Đề bài: Dưới đây là tên và năm sinh của một số nhà toán học:
Tên |
Năm sinh |
Lương Thế Vinh
Đề - các Pi – ta – go Gau – xơ Ác – si – mét Ta – lét Cô – va – lép – x kai – a |
1441 1596 -570 1777 -287 -624 1850 |
Sắp xếp các năm sinh trên đây theo thứ tự thời gian tăng dần.
- Phương pháp giải - Xem chi tiết
Nhận xét:
- Mọi số nguyên dương đều lớn hơn số 0.
- Mọi số nguyên âm đều nhỏ hơn số 0.
- Mọi số nguyên âm đều nhỏ hơn bất kỳ số nguyên dương nào.
- Lời giải chi tiết
Ta có:
−624<−570<−287<1441<1596<1777<1850
Vậy năm sinh được sắp xếp theo thứ tự thời gian tăng dần là:
−624;−570;−287;1441;1596;1777;1850
Bài 110 trang 99 SGK Toán 6 tập 1.
Đề bài: Trong các câu sau đây, câu nào đúng, câu nào sai ? Cho ví dụ minh họa đối với các câu sai :
a) Tổng của hai số nguyên âm là một số nguyên âm.
b) Tổng của hai số nguyên dương là một số nguyên dương.
c) Tích của hai số nguyên âm là một số nguyên âm.
d) Tích của hai số nguyên dương là một số nguyên dương.
- Phương pháp giải - Xem chi tiết
Lưu ý: Tích của chẵn thừa số nguyên âm là một số nguyên dương
- Lời giải chi tiết
a) Tổng của hai số nguyên âm là một số nguyên âm: Đúng;
b) Tổng của hai số nguyên dương là một số nguyên dương: Đúng;
c) Tích của hai số nguyên âm là một số nguyên âm: Sai vì tích của hai số nguyên âm là số nguyên dương.
Ví dụ: (−7).(−5)=35.
d) Tích của hai số nguyên dương là một số nguyên dương: Đúng.
Bài 111 trang 99 SGK Toán 6 tập 1.
Đề bài: Tính các tổng sau:
a) [(−13)+(−15)]+(−8)
b) 500–(−200)–210−100
c) –(−129)+(−119)−301+12
d) 777–(−111)–(−222)+20
- Phương pháp giải - Xem chi tiết
Sử dụng tính chất giao hoán a+b=b+a, tính chất kết hợp (a+b)+c=a+(b+c), và qui tắc phá ngoặc.
Lưu ý: −(−a)=a
−a+(−b)=−(a+b)
- Lời giải chi tiết
a) (–13)+(–15)+(–8)
=–(13+15+8)
=–36.
b) 500–(–200)–210–100
=500+200–210–100
=500+200–(210+100)
=700–310=390.
c) –(–129)+(–119)–301+12
=129–119–301+12
=(129+12)–(119+301)
=141–420
=–279.
d) 777–(–111)–(–222)+20
=777+111+222+20
=(777+111+222)+20
Bài 112 trang 99 SGK Toán 6 tập 1.
Đề bài: Đố vui: Bạn Điệp đã tìm được hai số nguyên, số thứ nhất (2a) bằng hai lần số thứ hai (a) nhưng số thứ hai trừ đi 10 lại bằng số thứ nhất trừ đi 5 (tức là a – 10 = 2a – 5). Hỏi đó là hai số nào?
- Phương pháp giải - Xem chi tiết
Khi chuyển một số hạng tử từ vế này sang vế kia của một đẳng thức, ta phải đổi dấu số hạng đó: dấu + thành dấu - và dấu - đổi thành dấu +.
- Lời giải chi tiết
Số thứ nhất: 2a
Số thứ hai: a
Theo đề bài: a−10=2a−5
Chuyển a từ vế trái sang vế phải, chuyển −5 từ vế phải sang vế trái ta được:
−10+5=2a−a
Hay −5=a suy ra a=−5
Do đó: 2a=2.(−5)=−10
Vậy số thứ nhất là: −10; số thứ hai là:
Bài 113 trang 99 SGK Toán 6 tập 1.
Đề bài: Đố: Hãy điền các số 1, -1, 2, -2, 3, -3 vào các ô trống ở hình vuông bên (mỗi số vào một ô) sao cho tổng ba số trên mỗi dòng, mỗi cột hoặc mỗi đường chéo đều bằng nhau.
- Phương pháp giải - Xem chi tiết
Tính tổng ở mỗi hàng (mỗi cột) sau khi đã điền đủ các số từ đó tìm các số còn thiếu ở mỗi hàng, mỗi cột.
Sử dụng qui tắc cộng trừ các số nguyên.
+ Muốn cộng hai số nguyên khác dấu không đối nhau, ta tìm hiệu các giá trị tuyệt đối của chúng (số lớn trừ số nhỏ) rồi đặt trước kết quả tìm được dấu của hai số có giá trị tuyệt đối lớn hơn.
+ Muốn cộng hai số nguyên âm ta cộng hai giá trị tuyệt đối của chúng rồi đặt dấu "-" trước kết quả.
+ Muốn trừ số nguyên a cho số nguyên b ta cộng a với số đối của b.
- Lời giải chi tiết
(a) |
(b) |
(c) |
(d) |
(e) |
5 |
4 |
(f) |
0 |
Tổng tất cả các số ở trong bảng là : 1+(–1)+2+(–2)+3+(–3)+0+4+5=9.
Tổng các số trên mỗi hàng, mỗi cột bằng nhau nên tổng các số ở mỗi hàng, mỗi cột bằng 9:3=3.
Từ đó: 5+0+(c)=3, suy ra (c)=3–0–5=–2.
4+(e)+(c)=3, suy ra (e)=3–4–(c)=3–4–(–2)=1.
5+(d)+(e)=3, suy ra (d)=3–5–(e)=3–5–1=–3.
4+(d)+(a)=3, suy ra (a)=3–4–(d)=3–4–(–3)=2.
4+(f)+0=3, suy ra (f)=3–4–0=–1.
(a)+(b)+(c)=3, suy ra (b)=3–(a)–(c)=3–2–(–2)=3.
Từ đó ta có bảng kết quả như sau:
2 |
3 |
-2 |
-3 |
1 |
5 |
4 |
-1 |
0 |
Bài 114 trang 99 SGK Toán 6 tập 1.
Đề bài: Liệt kê và tính tổng tất cả các số nguyên x thỏa mãn:
a) −8<x<8
b) −6<x<4
c) −20<x<21
- Phương pháp giải - Xem chi tiết
Liệt kê các số thỏa mãn đề bài và tính tổng bằng cách nhóm các số đối nhau để tính nhanh.
Sử dụng: Hai số đối nhau có tổng bằng 0
- Lời giải chi tiết
a) Các số tự nhiên lớn hơn –8 và nhỏ hơn 8 là:
x∈{–7;–6;–5;–4;–3;–2;–1;0;1;2;3;4;5;6;7}.
Tính tổng các số :
(–7)+(–6)+(–5)+(–4)+(–3)+(–2)+(–1)+0+1+2+3+4+5+6+7
=((−7)+7)+((−6)+6)+((−5)+5)+((−4)+4)+((−3)+3)+((−2)+2)+((−1)+1)+0
=0+0+0+0+0+0+0+0=0.
b) Các số tự nhiên lớn hơn –6 và nhỏ hơn 4 là :
x∈{–5;–4;–3;–2;–1;0;1;2;3}.
Tổng các số này là
(−5)+(−4)+(−3)+(−2)+(−1)+0+1+2+3
=−9+((−3)+3)+((−2)+2)+((−1)+1)+0
=−9+0+0+0+0=−9
c) Các số tự nhiên lớn hơn –20 và nhỏ hơn 21 là:
x∈{20;±19;±18;±17;...;±3;±2;±1;0}.
Tổng các số trên bằng 20.
Vì (−19)+19+(−18)+18
Bài 115 trang 99 SGK Toán 6 tập 1.
Đề bài: Tìm a ∈ Z, biết:
a) |a| = 5 b) |a| = 0
c) |a| = -3 d) |a| = |-5|
e) -11|a| = -22
- Phương pháp giải - Xem chi tiết
+) Giá trị tuyệt đối của số 0 là số 0.
+) Hai số đối nhau thì có giá trị tuyệt đối bằng nhau.
+) |x|=a suy ra x=a hoặc x=−a
+) Giá trị tuyệt đối của một số khác 0 luôn là số dương.
- Lời giải chi tiết
a) |a|=5 suy ra a=5 hoặc a=−5
b) |a|=0 suy ra a=0
c) |a|=−3 không tìm được số a vì |a| không thể là số âm.
d) |a|=|−5| suy ra |a|=5. Khi đó a=5 hoặc a=−5
e) −11|a|=−22
|a|=(−22):(−11)
|a|=2
Suy ra: a=2 hoặc a=−2
Bài 116 trang 99 SGK Toán 6 tập 1.
Đề bài: Tính:
a) (−4).(−5).(−6)
b) (−3+6).(−4)
c) (−3−5).(−3+5)
d) (−5−13):(−6)
- Phương pháp giải - Xem chi tiết
+) Tính trong ngoặc trước rồi thực hiện phép nhân.
+) Muốn nhân hai số nguyên khác dấu, ta nhân hai giá trị tuyệt đối của chúng rồi đặt dấu "-" trước kết quả nhận được.
+) Muốn nhân hai số nguyên cùng dấu, ta nhân hai giá trị tuyệt đối của chúng.
- Cách nhận biết dấu của tích:
(+) . (+) => (+)
(-) . (-) => (+)
(+). (-) => (-)
(-) . (+) => (-)
- Lời giải chi tiết
a) (−4).(−5).(−6)=−(4.5.6)=−120;
b) (−3+6).(−4)=3.(−4)=−(3.4)=−12
c) (−3−5).(−3+5)=(−8).2=−(8.2)=−16;
d) (−5−13):(−6)=(−18):(−6)=18:6=3.
Bài 117 trang 99 SGK Toán 6 tập 1.
Đề bài: Tính:
a) (−7)3.24
b) 54.(−4)2
- Phương pháp giải - Xem chi tiết
an=a.a.a...a⏟nthừasốa
- Lời giải chi tiết
a) (−7)3.24=(−7).(−7).(−7).2.2.2.2
=−343.16=−5488
b)
54.(−4)2=5.5.5.5.(−4).(−4)=25.25.(−4).(−4)=25.(−4).25.(−4)=−100.(−100)=10000
Bài 118 trang 99 SGK Toán 6 tập 1.
Đề bài: Tìm số nguyên x, biết:
a) 2x−35=15;
b) 3x+17=2;
c) |x−1|=0
- Phương pháp giải - Xem chi tiết
a) Số bị trừ bằng hiệu cộng với số trừ
b) Số hạng chưa biết bằng tổng trừ đi số hạng đã biết
c) |x|=0 suy ra x=0
Hoặc sử dụng quy tắc chuyển vế:
Khi chuyển một số hạng từ vế này sang vế kia của một đẳng thức, ta phải đổi dấu số hạng đó: dấu "+" đổi thành dấu "−" và dấu "−" thành dấu "+".
- Lời giải chi tiết
a) 2x−35=15
2x=15+35 (chuyển −35 sang vế phải)
2x=50
x=50:2
x=25
Vậy x=25.
b) 3x+17=2
3x=2−17 (chuyển 17 sang vế phải)
3x=−15
x=−15:3
x=−5
Vậy x=−5.
c) |x−1|=0
x−1=0
x=0+1 (chuyển −1 sang vế phải)
x=1
Vậy x=1.
Bài 119 trang 100 SGK Toán 6 tập 1.
Đề bài: Tính bằng hai cách:
a) 15.12 – 3.5.10;
b) 45 – 9.(13+5);
c) 29.(19 – 13) – 19. (29 – 13).
- Phương pháp giải - Xem chi tiết
Cách 1: Ta thực hiện phép tính trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau; nếu không có ngoặc thì nhân chia trước, cộng trừ sau.
Cách 2: Sử dụng tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng hoặc phép trừ:
a.(b+c)=a.b+a.c
Hoặc a.(b−c)=a.b−a.c
- Lời giải chi tiết
a) Cách 1:
15.12–3.5.10=180−150=30
Cách 2:
15.12–3.5.10=15.12–15.10=15.(12−10)=15.2=30
b) Cách 1:
45–9.(13+5)=45–9.18=45−162=−(162−45)=−117
Cách 2:
45–9.(13+5)=9.5–(9.13+9.5)=9.5–9.13–9.5=9.5–9.5–9.13
=−9.13=−117
c) Cách 1:
29.(19−13)–19.(29−13)=29.6–19.16=174–304=−(304−174)=−130
Cách 2:
29.(19−13)–19.(29−13)=29.19−29.13−(19.29−19.13)
=29.19−29.13−19.29+19.13
=29.19−29.19−29.13+19.13=0+13.(−29+19)
=13.(−10)=−130
Bài 120 trang 100 SGK Toán 6 tập 1.
Đề bài: Cho hai tập hợp: A={3;−5;7};B={−2;4;−6;8}.
a) Có bao nhiêu tích ab (với a∈A và b∈B) được tạo thành?
b) Có bao nhiêu tích lớn hơn 0, bao nhiêu tích nhỏ hơn 0?
c) Có bao nhiêu tích là bội của 6?
d) Có bao nhiêu tích là ước của 20?
- Phương pháp giải - Xem chi tiết
Cách nhận biết dấu của tích:
(+) . (+) → (+)
(-) . (-) → (+)
(+). (-) → (-)
(-) . (+) → (-)
- Lời giải chi tiết
a) Các tích ab (với a∈A và b∈B) là:
3.(–2);3.4;3.(–6);3.8;
(–5).(–2);(–5).4;(–5).(–6);(–5).8;
7.(–2);7.4;7.(–6);7.8.
Vậy có tất cả 12 tích.
b) Các tích lớn hơn 0 là các tích có hai thừa số cùng dấu. Đó là:
3.4;3.8;
(–5).(–2);(–5).(–6);
7.4;7.8
Có tất cả 6 tích dương.
Còn lại các tích âm là: 12−6=6 tích.
c) Các tích là bội của 6 là:
3.(–2);3.4;3.(–6); 3.8;(–5).(–6);7.(–6)
Có tất cả 6 tích là bội của 6.
d) Có 2 tích là ước của 20 là : (–5).4 và (–5).(–2)
Cách khác:
Hãy điền vào ô trống trong bảng rồi trả lời các câu hỏi trên:
Ta có các tích ab ( với a∈A,b∈B) là:
a) Có 12 tích a.b được tạo thành;
b) Có 6 tích lớn hơn 0, 6 tích nhỏ hơn 0;
c) Có 6 tích là bội của 6;
d) Có 2 tích là ước của 20.
Ôn tập chương 2 số học 6 được biên soạn bám sát nội dung chương trình sgk toán lớp 6 mới. Được Soanbaitap.com đăng trong chuyên mục giải toán 6 giúp các em tiện tra cứu và tham khảo để học tốt môn toán 6. Nếu thấy hay hãy comment và chia sẻ để nhiều bạn khác cùng học tập.
#soanbaitap Social https://ift.tt/2S06Bff
Nguồn : Ôn tập chương 2 (Câu hỏi – Bài tập) - soanbaitap.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét