Khi nào thì AM + MB = AB toán lớp 6 bài 8 giải bài tập được biên soạn từ đội ngũ giáo viên dạy giỏi môn toán trên toàn quốc đảm bảo chính xác, dễ hiểu giúp các em giải đáp thắc mắc khi nào AM + MB = AB? và hướng dẫn giải bài tập sgk để các em hiểu rõ hơn.
Khi nào thì AM + MB = AB thuộc: Chương 1: Đoạn thẳng
I. Lý thuyết khi nào thì AM + MB = AB
Nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì AM+MB=AB.
Ngược lại , nếu AM+MB=AB thì điểm M nằm giữa hai điểm và B. M nằm giữa hai điểm A và B.
Lưu ý.
a) Ta có thể dùng mệnh đề tương tự với các tính chất trên:
Nếu AM+MB # AB thì điểm M không nằm giữa A và B.
b) Cộng liên tiếp: Nếu M nằm giữa A và B, N nằm giữa M và B thì AM+MN+NB=AB.
II. Hướng dẫn giải bài tập khi nào thì AM + MB = AB
Trả lời câu hỏi Bài 8 trang 120 Toán 6 Tập 1.
Đề bài: Cho điểm M nằm giữa hai điểm A và B. Đo độ dài đoạn thẳng AM, MB, AB. So sánh AM + MB với AB ở hình 48a và 48b (độ dài đoạn thẳng AB không đổi).
- Phương pháp giải - Xem chi tiết
Hai đoạn thẳng có độ dài bằng nhau thì bằng nhau
Đoạn thẳng nào có độ dài lớn hơn thì lớn hơn.
- Lời giải chi tiết
Hình 48a: Ta có (AM=2cm;MB=3cm;AB=5cm) nên (AM+MB=2+3=5cm)
Suy ra (AM + MB = AB,(=5cm))
Hình 48b: Ta có (AM=15mm;MB=35mm;AB=50mm) nên (AM+MB=15+35=50mm)
Suy ra (AM + MB = AB,(=50mm))
III. Hướng dẫn giải bài tập khi nào thì AM + MB = AB
Bài 46 trang 121 SGK Toán 6 tập 1.
Đề bài: Gọi N là một điểm của đoạn thẳng IK, biết IN=3cm,NK=6cm Tính độ dài đoạn IK.
- Phương pháp giải - Xem chi tiết
Nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì AM+MB=AB.
- Lời giải chi tiết
Theo đề bài N là một điểm của đoạn thẳng IK; N không trùng hai đầu mút vậy N phải nằm giữa hai điểm I và K.
Vì N nằm giữa hai điểm I và K nên IK=IN+NK=3+6=9(cm)
Vậy độ dài đoạn thẳng IK là 9 cm.
Bài 47 trang 121 SGK Toán 6 tập 1.
Đề bài: Gọi M là một điểm của đoạn thẳng EF. Biết EM=4cm,EF=8cm. So sánh hai đoạn thẳng EM và MF.
- Phương pháp giải - Xem chi tiết
Nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì AM+MB=AB.
Để so sánh hai đoạn EM và MF : ta cần tính độ dài từng đoạn thẳng ra rồi so sánh chúng với nhau.
- Lời giải chi tiết
M là một điểm của đoạn thẳng EF,M không trùng với hai đầu đoạn thẳng vậy M nằm giữa E và F.
Vì M nằm giữa E và F nên ta có: EM+MF=EF.
Suy ra: MF=EF−EM=8−4=4(cm)
Lại có EM=4cm nên EM=MF(=4cm) hay hai đoạn thẳng EM và MF có độ dài bằng nhau.
Bài 48 trang 121 SGK Toán 6 tập 1.
Đề bài: Em Hà có một sợi dây 1,25m, em dùng sợi dây đó đo chiều rộng của lớp học. Sau bốn lần căng dây đo liên tiếp thì khoảng cách giữa hai đầu dây và mép tường còn lại bằng 15 độ dài sợi dây. Hỏi chiều rộng lớp học?
- Phương pháp giải - Xem chi tiết
Tính độ dài sau 4 lần đo và cộng thêm 15 độ dài sợi dây nữa ta được chiều rộng lớp học.
- Lời giải chi tiết
Theo đề bài sau bốn lần căng dây đo liên tiếp thì khoảng cách giữa hai đầu dây và mép tường còn lại bằng 15 độ dài sợi dây, nên chiều rộng lớp học sẽ là độ dài của bốn lần sợi dây cộng với 15 lần độ dài sợi dây đó.
(chiều rộng lớp học) = (độ dài sau 4 lần đo) + (15 độ dài sợi dây)
Chiều dài của 15 sợi dây là: 1,25.15=0,25m
Chiều rộng lớp học là: 4.1,25+0,25=5,25m
Vậy chiều rộng lớp học là 5,25m.
Bài 49 trang 121 SGK Toán 6 tập 1.
Đề bài: Gọi M và N là hai điểm nằm giữa hai mút của đoạn thẳng AB. Biết rằng AN=BM. So sánh AM và BN. Xét cả hai trường hợp (h.52)
- Phương pháp giải - Xem chi tiết
Nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì AM+MB=AB.
- Lời giải chi tiết
- Vì M nằm giữa hai điểm A và N nên AN=AM+MN
- Vì N nằm giữa hai điểm B và M nên BM=BN+MN
Theo đề bài: AN=BM nên AM+MN=BN+MN⇒AM=BN
(áp dụng tính chất: a+b=c+b⇒a=c )
Vậy AM=BN.
- Vì N nằm giữa A và M nên AN+MN=AM ⇒AN=AM−MN
- Vì M nằm giữa B và N nên BM+MN=BN ⇒BM=BN−MN
Theo đề bài: AN=BM nên AM−MN=BN−MN ⇒AM=BN
(áp dụng tính chất: a−b=c−b⇒a=c)
Vậy AM=BN.
Tóm lại: Trong cả hai trường hợp thì hai đoạn thẳng AM và BN có độ dài bằng nhau.
Bài 50 trang 121 SGK Toán 6 tập 1.
Đề bài: Cho ba điểm V,A,T thẳng hàng. Điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại nếu: TV+VA=TA
- Phương pháp giải - Xem chi tiết
Nếu AM + MB = AB thì điểm M nằm giữa hai điểm A và B.
- Lời giải chi tiết
Nếu TV+VA=TA thì điểm V nằm giữa hai điểm T và A (áp dụng phần Nhận xét trang 120 SGK Toán 6 tập 1).
Bài 51 trang 122 SGK Toán 6 tập 1.
Đề bài: Trên một đường thẳng, hãy vẽ ba điểm V,A,T sao cho TA=1cm,VA=2cm,VT=3cm. Hỏi điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại.
- Phương pháp giải - Xem chi tiết
Nhận xét: Nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì AM+MB=AB. Ngược lại, nếu AM+MB=AB thì điểm M nằm giữa hai điểm A và B.
- Lời giải chi tiết
Ta có TA+VA=1cm+2cm=3cm mà TV=3cm
Suy ra TA+AV=TV(=3cm) nên điểm A nằm giữa hai điểm T và V (áp dụng phần Nhận xét trang 120 SGK Toán 6 tập 1)
Ta có hình vẽ minh họa như sau:
Các bước vẽ:
- Vẽ 1 đường thẳng và lấy điểm A bất kì.
- Lấy điểm T trên đường thẳng sao cho AT = 1cm.
- Trên tia đối của tia AT, lấy điểm V sao cho AV = 2cm.
- Khi đó
Bài 52 trang 122 SGK Toán 6 tập 1. Đố
Đề bài: Đố: Quan sát hình 53 và cho biết nhận xét sau là đúng hay sai:
Đi từ A đến B thi đi theo đoạn thẳng là ngắn nhất.
- Phương pháp giải - Xem chi tiết
Nhìn hình và dự đoán đoạn ngắn nhất.
- Lời giải chi tiết
Ta thấy rằng đoạn thẳng AB ngắn hơn so với đường cong AB và cũng ngắn hơn đoạn gấp khúc từ A đến B nên nhận xét ở đề bài là đúng.
- Ngoài ra, ta có thể lí luận thêm rằng: đoạn thẳng là khoảng cách ngắn nhất nối liền hai điểm hoặc "đi đường thẳng bao giờ cũng nhanh hơn đi đường vòng".
- Hoặc bạn có thể sử dụng một sợi dây ngắn (sợi chỉ, ...) để đo rồi đưa ra kết luận.
Khi nào thì AM + MB = AB toán lớp 6 bài 8 giải bài tập được đăng ở chuyên mục Giải Toán 6 và biên soạn theo phần toán hình 6 thuộc SKG Toán lớp 6. Bài giải toán lớp 6 được biên soạn bởi các thầy cô giáo dạy giỏi toán tư vấn, nếu thấy hay hãy chia sẻ và comment để nhiều bạn khác cùng học tập.
#soanbaitap Social https://ift.tt/2S06Bff
Nguồn : Bài 8. Khi nào thì AM + MB = AB? - soanbaitap.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét