Thứ Năm, 8 tháng 10, 2020

Bài 5. Trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác góc – cạnh – góc(g.c.g) - soanbaitap.com

Trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác Góc Cạnh Góc toán lớp 7 bài 5 giải bài tập do đội ngũ giáo viên dạy tốt môn toán trên toàn quốc biên soạn. Đảm bảo dễ hiểu giúp các em hệ thống lại kiến thức trong bài trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác, đồng thời vận dụng vào giải các dạng bài tập toán liên quan để các em hiểu rõ hơn.

Bài 5. Trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác góc - cạnh - góc(g.c.g) thuộc: Chương 2: Tam giác

I. Lý thuyết về trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác Góc Cạnh Góc

1. Tính chất

Nếu một cạnh và hai góc kề của tam giác này bằng một cạnh và hai góc kề của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau.

(∆ABC) và (∆ A'B'C ') có:

(left.begin{matrix} widehat{B}=widehat{B'}\ BC=B'C' \ widehat{C}=widehat{C'} end{matrix}right} Rightarrow  Delta ABC=A'B'C ')

2. Hệ quả

- Hệ quả 1: Nếu một cạnh góc vuông và một góc nhọn kề cạnh ấy của tam giác vuông này bằng một cạnh góc vuông và một góc nhọn kề cạnh ấy của tam giác vuông kia thì hai tam giác vuông đó bằng nhau.

- Hệ quả 2. Nếu cạnh huyền và góc nhọn của tam giác vuông nay bằng cạnh huyền, góc nhọn của tam giác vuông kia thì hai tam giác vuông đó bằng nhau.

II. Hướng dẫn trả lời câu hỏi bài tập sgk bài 5 trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác góc cạnh góc

Trả lời câu hỏi 1 Bài 5 trang 121 SGK Toán 7 Tập 1.

Đề bài: Vẽ thêm tam giác A′B′C′ có: B′C′=4cm;B′^=60o;C′^=40o. Hãy đo để kiểm nghiệm rằng AB=A′B′. Vì sao ta kết luận được ΔABΔA′B′C′?

  • Phương pháp giải - Xem chi tiết

Vẽ tam giác ABC có AC=a;  A^=xo; C^=yo.

Cách vẽ:

- Vẽ đoạn AC=a

- Trên cùng một nửa mặt phẳng bờ AC vẽ tia Ax và Cy sao cho CAx^=xoACy^=yo

Hai tia cắt nhau ở B, ta được tam giác ABC cần vẽ.

  • Lời giải chi tiết

Đo kiểm tra thấy: AB=A′B′

ΔABC và ΔA′B′C′ có:

+) AB=A′B′ (chứng minh trên)

+) B^=B′^=60o

+) BC=B′C′=4cm

Suy ra ΔABC=ΔA′B′C′ (cạnh – góc – cạnh).

Trả lời câu hỏi 2 Bài 5 trang 122 SGK Toán 7 Tập 1.

Đề bài: Tìm các tam giác bằng nhau ở mỗi hình 94, 95, 96.

- Phương pháp giải - Xem chi tiết

Nếu một cạnh và hai góc kề của tam giác này bằng một cạnh và góc kề của tam giác kìa thì hai tam giác đó bằng nhau.

  • Lời giải chi tiết

- Hình 94:

Xét ΔABD và ΔCDB có:

+) ABD^=CDB^(giảthiết)

+) BD cạnh chung

+) ADB^=CBD^(giảthiết)

⇒ΔABD=ΔCDB (g.c.g)

- Hình 95:

Áp dụng định lí tổng các góc của một tam giác vào ΔOEF và ΔOHG ta có:

EOF^+OFE^+FEO^=180o   (1)

GOH^+OHG^+HGO^=180o   (2)

EOF^=GOH^ (đối đỉnh)  (3)

OFE^=OHG^ (giả thiết)  (4)

Từ (1), (2), (3), (4) ta có: FEO^=HGO^

Xét ΔEOF và ΔGOH có:

+) OFE^=OHG^ (giả thiết)

+) EF=GH (giả thiết)

+) FEO^=HGO^ (chứng minh trên)

⇒ΔEOF=ΔGOH (g.c.g)

- Hình 96:

Xét ΔABC và ΔEDF có:

+) BAC^=DEF^=90o

+) AC=EF (giả thiết)

+) ACB^=EFD^ (giả thiết)

⇒ΔABC=ΔEDF (g.c.g)

III. Hướng dẫn giải bài tập trường hợp đồng dạng thứ ba của tam giác góc cạnh góc sgk

Bài 33 trang 123 SGK Toán 7 tập 1.

Đề bàiVẽ tam giác ABC biết AC=2cm;  A^=90o; C^=60o.

  • Phương pháp giải - Xem chi tiết

Vẽ tam giác ABC có AC=a;  A^=xo; C^=yo.

Cách vẽ:

- Vẽ đoạn AC=a

- Trên cùng một nửa mặt phẳng bờ AC vẽ tia Ax và Cy sao cho CAx^=xoACy^=yo

Hai tia cắt nhau ở B, ta được tam giác ABC cần vẽ.

  • Lời giải chi tiết

Cách vẽ:

- Vẽ đoạn AC=2cm

- Trên cùng một nửa mặt phẳng bờ AC vẽ tia Ax và Cy sao cho CAx^=90oACy^=60o

Hai tia cắt nhau ở B, ta được tam giác ABC cần vẽ.

Bài 34 trang 123 SGK Toán 7 tập 1.

Đề bài: Trên mỗi hình 98,99 có tam giác nào bằng nhau? Vì sao?

  • Phương pháp giải - Xem chi tiết

Nếu một cạnh và hai góc kề của tam giác này bằng một cạnh và góc kề của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau.

  • Lời giải chi tiết

Xem hình 98)

Xét ∆ABC và ∆ABD có:

+) CAB^=DAB^ (giả thiết)

+) AB là cạnh chung.

+) ABC^=ABD^ (giả thiết)

⇒∆ABC=∆ABD (g.c.g)

Xem hình 99) (gọi tên như hình vẽ)

Ta có:

B1^+B2^=1800  (hai góc kề bù).

C1^+C2^=1800  (hai góc kề bù)

Mà B2^=C2^  (giả thiết)  nên B1^=C1^

* Xét ∆ABD và ∆ACE có:

+) B1^=C1^ (chứng minh trên)

+) BD=EC  (giả thiết)

+) D^=E^  (giả thiết)

⇒∆ABD=∆ACE  (g.c.g)

Ta có:

DC=DB+BC

EB=EC+CB

Mà DB=EC

Do đó: DC=EB

* Xét ∆ADC và ∆AEB có:

+) D^=E^  (giả thiết)

+) C2^=B2^  (giả thiết)

+) DC=EB  (chứng minh trên)

⇒∆ADC=∆AEB (g.c.g)

Bài 35 trang 123 SGK Toán 7 tập 1.

Đề bàiCho góc xOy khác góc bẹt, Ot là tia phân giác của góc đó. Qua H thuộc tia Ot , kẻ  đường vuông góc với Ot, nó cắt Ox và Oy  theo thứ tự  A và B.

a) Chứng minh rằng OA=OB.

b ) Lấy điểm C thuộc tia Ot, chứng minh rằng CA=CB và OAC^=OBC^.

  • Phương pháp giải - Xem chi tiết

a) Nếu một cạnh và hai góc kề của tam giác này bằng một cạnh và hai góc kề của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau.

b) Nếu hai cạnh và một góc xen giữa của tam giác này bằng hai cạnh và một góc xen giữa của tam giác vuông kia thì hai tam giác đó bằng nhau.

  • Lời giải chi tiết

a) Xét ∆AOH và  ∆BOH có:

+) AOH^=BOH^ (vì Ot là phân giác của xOy^)

+) OH là cạnh chung

+) AHO^=BHO^(=900)

⇒∆AOH=∆BOH ( g.c.g)

⇒OA=OB (hai cạnh tương ứng).

b) Xét  ∆AOC và ∆BOC có:

+) OA=OB (chứng minh trên)

+) AOC^=BOC^  (vì Ot là phân giác của xOy^)

+) OC cạnh chung.

⇒∆AOC=∆BOC (c.g.c)

⇒CA=CB ( hai cạnh tương ứng)

⇒OAC^=OBC^  (hai góc tương ứng).

Bài 36 trang 123 SGK Toán 7 tập 1.

Đề bài: Trên hình 100 ta có OA=OBOAC^=OBD^.

Chứng minh rằng AC=BD.

  • Phương pháp giải - Xem chi tiết

Nếu một cạnh và hai góc kề của tam giác này bằng một cạnh và góc kề của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau.

  • Lời giải chi tiết

Xét ∆OAC và ∆OBD có:

OAC^=OBD^ (giả thiết)

OA=OB (giả thiết)

O^ chung

⇒∆OAC=∆OBD (g.c.g)

⇒AC=BD (2 cạnh tương ứng).

Bài 37 trang 123 SGK Toán 7 tập 1.

Đề bàiTrên mỗi hình 101, 102, 103 có tam giác nào bằng nhau? Vì sao?

  • Phương pháp giải - Xem chi tiết

Nếu một cạnh và hai góc kề của tam giác này bằng một cạnh và góc kề của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau.

  • Lời giải chi tiết

Tính các góc còn lại trên mỗi hình trên ta được:

Áp dụng định lí tổng ba góc của một tam giác ta có:

A^=1800−B^−C^=1800−800−400=600H^=1800−G^−I^=1800−300−800=700E^=1800−D^−F^=1800−800−600=400L^=1800−K^−M^=1800−800−300=700QNR^=1800−NRQ^−RQN^=1800−400−600=800NRP^=1800−RPN^−PNR^=1800−600−400=800

- Xét ∆ABC và ∆FDE (Hình 101)

+) B^=D^=80o

+) BC=DE=3

+) C^=E^=40o

⇒∆ABC=∆FDE  (g.c.g)

- Xét  ∆NQR và ∆RPN (Hình 103)

+) QNR^=NRP^=800

+) NR là cạnh chung.

+) NRQ^=RNP^=400

Suy ra ∆NQR=∆RPN  (g.c.g)

- Xét ΔHIG và ΔLKM (Hình 102)

+)GI=ML+)G^=M^+)I^=K^

Ta có: G^,I^ cùng kề với cạnh GI, còn M^ kề với cạnh ML nhưng K^ không kề với cạnh ML nên ΔHIG không bằng ΔLKM.

Bài 38 trang 124 SGK Toán 7 tập 1.

Đề bài: Trên hình 104 ta có AB//CD,AC//BD. Hãy chứng minh rằng: AB=CD;AC=BD

  • Phương pháp giải - Xem chi tiết

Áp dụng:

- Nếu một cạnh và hai góc kề của tam giác này bằng một cạnh và góc kề của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau.

- Một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song tạo ra cặp góc so le trong bằng nhau.

  • Lời giải chi tiết

Vẽ đoạn thẳng AD.

Vì AB//CD suy ra A1^=D1^ (hai góc so le trong)

Vì AC//BD suy ra A2^=D2^ (hai góc so le trong)

Xét ∆ADB và ∆DAC có:

+) A1^=D1^ (chứng minh trên)

+) AD cạnh chung

+) A2^=D2^ (chứng minh trên)

⇒∆ADB=∆DAC (g.c .g)

⇒AB=CD,BD=AC (các cạnh tương ứng)

Bài 39 trang 124 SGK Toán 7 tập 1.

Đề bàiTrên mỗi hình 105, 106, 107, 108 các tam giác vuông nào bằng nhau? Vì sao?

 

  • Phương pháp giải - Xem chi tiết

- Nếu một cạnh và hai góc kề của tam giác này bằng một cạnh và hai góc kề của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau.

- Nếu hai cạnh và một góc xen giữa của tam giác này bằng hai cạnh và một góc xen giữa của tam giác vuông kia thì hai tam giác đó bằng nhau.

- Hệ quả: Nếu cạnh huyền và góc nhọn của tam giác vuông nay bằng cạnh huyền, góc nhọn của tam giác vuông kia thì hai tam giác vuông đó bằng nhau.

  • Lời giải chi tiết

Hình 105

Xét ΔABH và ΔACH có:

+) BH=CH (giả thiết)

+) ˆAHB=ˆAHC=90o

+) AH cạnh chung

ΔABH=ΔACH (c.g.c)

Hình 106

Xét ΔDKE và ΔDKF có:

+) ˆEDK=ˆFDK (giả thiết)

+) DK cạnh chung

+) ˆDKE=ˆDKF=90o

ΔDKE=ΔDKF (g.c.g)

Hình 107

Áp dụng định lí tổng ba góc của một tam giác vào ΔABD và ΔACD ta có:

ˆABD+ˆBDA+ˆDAB=1800(1)ˆACD+ˆCDA+ˆDAC=1800(2)

Mặt khác ta có:

ˆDAB=ˆDAC(githiết)(3)ˆABD=ˆACD=900(4)

Từ (1), (2), (3), (4) suy ra ˆBDA=ˆCDA

Xét ΔABD và ΔACD có:

+) ˆDAB=ˆDAC(githiết)

+) AD cạnh chung

+) ˆBDA=ˆCDA (chứng minh trên)

ΔABD=ΔACD (g.c.g)

Cách khác:

Xét ΔABD vuông tại B và ΔACD vuông tại C, ta có:

+) ˆDAB=ˆDAC(githiết)

+) AD cạnh chung

ΔABD=ΔACD (cạnh huyền-góc nhọn)

Hình 108

Áp dụng định lí tổng ba góc của một tam giác vào ΔABD và ΔACD ta có:

ˆABD+ˆBDA+ˆDAB=1800(5)ˆACD+ˆCDA+ˆDAC=1800(6)

Mặt khác ta có:

ˆDAB=ˆDAC(githiết)(7)ˆABD=ˆACD=900(8)

Từ (5), (6), (7), (8) suy ra ˆBDA=ˆCDA

Xét ΔABD và ΔACD có:

+) ˆDAB=ˆDAC(githiết)

+) AD cạnh chung

+) ˆBDA=ˆCDA (chứng minh trên)

ΔABD=ΔACD (g.c.g)

BD=CD (hai cạnh tương ứng )

AB=AC (hai cạnh tương ứng )

(Hoặc ta có thể chứng minh ΔABD=ΔACD giống như cách khác của hình 107)

Xét ΔDBE và ΔDCH

+) ˆEBD=ˆHCD=900

+) BD=CD (chứng minh trên)

+) ˆBDE=ˆCDH (đối đỉnh)

ΔDBE=ΔDCH (g.c.g)

DE=DH (hai cạnh tương ứng)

Xét  ΔABH  và ΔACE

+) ˆA chung

+) AB=AC (chứng minh trên)

+) ˆABH=ˆACE=900

ΔABH=ΔACE (g.c.g)

AH=AE (hai cạnh tương ứng)

Xét  ΔADE  và ΔADH

+) Cạnh AD chung

+) AE=AH (chứng minh trên)

+) DE=DH (chứng minh trên)

ΔADE=ΔADH (c.c.c)

Bài 41 trang 124 SGK Toán 7 tập 1.

Đề bài: Cho tam giác ABC, các tia phân giác của các góc B và C cắt nhau ở I. Vẽ ID  AB (D∈AB), IE  BC (E∈BC ), IF⊥AC (F∈AC)

CMR: ID=IE=IF.

  • Phương pháp giải - Xem chi tiết

Áp dụng hệ quả: Nếu cạnh huyền và góc nhọn của tam giác vuông nay bằng cạnh huyền, góc nhọn của tam giác vuông kia thì hai tam giác vuông đó bằng nhau.

-  Lời giải chi tiết

Tam giác BID vuông tại D.

Tam giác BIE vuông tại E.

Xét hai tam giác vuông BID và BIE có:

+) BI là cạnh chung

+) B1^=B2^ ( vì BI là phân giác góc B)

⇒∆BID=∆BIE  (cạnh huyền - góc nhọn)

⇒ID=IE (hai cạnh tương ứng)        (1)

Tam giác CIF vuông tại F.

Tam giác CIE vuông tại E.

Xét hai tam giác vuông CIF và CIE có:

+) CI cạnh chung

+) C1^=C2^ ( vì CI là phân giác góc C)

⇒∆CIF=∆CIE (cạnh huyền - góc nhọn).

⇒IE=IF (hai cạnh tương ứng)      (2)

Từ (1) và (2) suy ra: ID=IE=IF.

Bài 43 trang 125 SGK Toán 7 tập 1.

Đề bài: Cho góc xOy khác góc bẹt. Lấy các điểm A,B thuộc tia Ox sao cho OA<OB.

Lấy các điểm C,D thuộc tia Oy sao cho OC=OA,OD=OB. Gọi E là giao điểm của AD và BC.

Chứng minh rằng:

a) AD=BC;

b) ∆EAB=∆ECD;

c ) OE là tia phân giác của góc xOy.

  • Phương pháp giải - Xem chi tiết

a) Nếu hai cạnh và một góc xen giữa của tam giác này bằng hai cạnh và một góc xen giữa của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau.

b) Nếu một cạnh và hai góc kề của tam giác này bằng một cạnh và hai góc kề của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau.

c) Nếu ba cạnh của tam giác này bằng ba cạnh của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau.

  • Lời giải chi tiết

a) Xét ∆OAD và ∆OCB có:

+) OA=OC (giả thiết)

+) O^ chung

+) OD=OB (giả thiết)

⇒∆OAD=∆OCB (c.g.c)

⇒AD=BC (hai cạnh tương ứng).

b) ∆OAD=∆OCB (chứng minh câu a)

⇒D1^=B1^A2^=C2^ (các góc tương ứng)

Mặt khác:

A1^+A2^=1800 (Hai góc kề bù)

C1^+C2^=1800 (Hai góc kề bù)

Do đó A1^+A2^=C1^+C2^

Mà A2^=C2^ nên A1^=C1^

AB=OB−OA                  (1)

CD=OD−OC                (2)

OC=OA,OD=OB  (giả thiết)    (3)

Từ (1), (2) và (3) suy ra AB=CD.

Xét ∆EAB và  ∆ECD có:

+) A1^=C1^ (chứng minh trên)

+) AB=CD (chứng minh trên)

+) B1^=D1^ (chứng minh trên)

⇒∆EAB=∆ECD (g.c.g)

c) ∆EAB=∆ECD (chứng minh câu b)

⇒EA=EC (hai cạnh tương ứng).

Xét ∆OAE và ∆OCE có:

+) OA=OC (giả thiết)

+) EA=EC (chứng minh trên)

+) OE cạnh chung

⇒∆OAE=∆OCE (c .c.c)

⇒AOE^=COE^ (hai góc tương ứng)

Vậy OE là tia phân giác của góc 

Bài 44 trang 125 SGK Toán 7 tập 1.

Đề bàiCho tam giác ABC có B^=C^. Tia phân giác của góc A cắt BC tại D.

Chứng minh rằng.

a)  ∆ADB=∆ADC.

b) AB=AC.

  • Phương pháp giải - Xem chi tiết

Nếu một cạnh và hai góc kề của tam giác này bằng một cạnh và góc kề của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau.

  • Lời giải chi tiết

a) Áp dụng định lí tổng các góc của một tam giác vào ΔABD và ΔACD ta có:

B^+A1^+D1^=180o(1)C^+A2^+D2^=180o(2)

B^=C^ (giả thiết)   (3)

A1^=A2^ (vì AD là tia phân giác góc A)   (4)

Từ (1), (2), (3), (4) suy ra D1^=D2^

Xét ∆ADB và ∆ADC có:

+) A1^=A2^ (chứng minh trên)

+) AD cạnh chung

+) D1^=D2^ (chứng minh trên)

⇒∆ADB=∆ADC (g.c.g)

b) ∆ADB=∆ADC (chứng minh câu a)

⇒AB=AC (hai cạnh tương ứng).

Trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác Góc Cạnh Góc toán lớp 7 bài 5 giải bài tập được biên soạn bám sát chương trình SGK mới môn toán lớp 7, được Soanbaitap.com tổng hợp và đăng trong chuyên mục giải toán 7 giúp các em tiện tham khảo đề học tốt môn toán 7. Nếu thấy hay hãy chia sẻ và comment để nhiều bạn khác cùng học tập.



#soanbaitap Social https://ift.tt/2S06Bff
Nguồn : Bài 5. Trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác góc – cạnh – góc(g.c.g) - soanbaitap.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét