Bài 30. Thực hành : Đọc bản đồ địa hình Việt Nam
Bài 30. Thực hành : Đọc bản đồ địa hình Việt Nam thuộc: ĐỊA LÝ 8 PHẦN HAI: ĐỊA LÍ VIỆT NAM và nằm trong phần ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN
LÝ THUYẾT:
a) Vùng núi Đông Bắc là một vùng đồi núi thấp, nằm ở tả ngạn sông Hồng...
a) Vùng núi Đông Bắc là một vùng đồi núi thấp, nằm ở tả ngạn sông Hồng, đi từ dãy núi Con Voi đến vùng đồi núi ven biển Quảng Ninh.
Vùng núi này nổi bật với những cánh cung núi lớn và vùng đồi (trung du) phát triển rộng. Địa hình các-xtơ khá phổ biến, tạo nên những cảnh quan đẹp và hùng vĩ như vùng hồ Ba Bể, vịnh Hạ Long.
b)Vùng núi Tây Bắc nằm giữa sông Hồng và sông Cả, là những dải núi cao, những sơn nguyên đá vôi hiểm trở nằm song song và kéo dài theo hướng tây bắc - đông nam.
Tây Bắc còn có những đồng bằng nhỏ trù phú, nằm giữa vùng núi cao như Mường Thanh, Than Uyên,
Nghia Lộ...
c) Vùng núi Trường Sơn Bắc từ phía nam sông Cả tới
dãy núi Bạch Mã, dài khoảng 600 km.
Đây là vùng núi thấp, có hai sườn không đối xứng, Sườn Đông Trường Sơn hẹp và dốc, có nhiều nhánh núi nằm ngang chia cắt đồng bằng duyên hải Trung Bộ.
d) Vùng núi và cao nguyên Trường Sơn Nam là vùng đồi núi và cao nguyên hùng vĩ. Địa hình nổi bật là các cao nguyên rộng lớn, mặt phủ đất đỏ ba dan dày, xếp thành từng tầng trên các độ cao khoảng 400 m, 800 m, 1000 m.
Địa hình bán bình nguyên Đông Nam Bộ và vùng đồi trung du Bắc Bộ phần lớn là những thềm phù sa cổ có nơi cao tới 200 m, mang tính chất chuyển tiếp giữa miền núi và miền đóng bằng.
Đồng bằng lớn nhất nước ta là đồng bằng sông Cửu Long ...
Khu vực đồng bằng
Đồng bằng lớn nhất nước ta là đồng bằng sông Cửu Long (hinh 29.2), có diện tích khoảng 40 000 km2, sau đó là đồng bằng sông Hồng (hình 29.3) 15 000km2. Đây là hai vùng nông nghiệp trọng điểm và tập trung gần 1/2 dân số cả nước.
Dọc theo các bờ sông ở đồng bằng sông Hồng, nhân dân ta đã xây dựng hệ thống đê lớn chống lũ vững chắc, dài trên 2700 km. Các cánh đồng bị vây bọc bởi các con đê trở thành những ổ trũng, thấp hơn mực nước sông ngoài đê từ 3 m đến 7 m và không còn được bồi đắp tự nhiên nữa.
Đóng bàng sòng Cừu Long cao trung bình 2 m - 3 m so với mực nước biển. Trên mặt đồng bằng không có đê lớn để ngăn lũ. Vào mùa lũ, nhiều vùng đất trũng rộng lớn bị ngập úng sâu và khó thoát nước như vùng Đồng Tháp Mười, vùng tứ giác Long Xuyên - Châu Đốc - Hà Tiên - Rạch Giá.
b)Các đồng bằng duyên hải Trung Bộ có tổng diện tích khoảng 15 000 km2 và chia thành nhiều đóng bằng nhỏ. rộng nhất là đồng bằng Thanh Hóa (3100km2).
Câu hỏi cuối bài:
1. Địa hình nước ta chia thành mấy khu vực? Đó là những khu vực nào?
Địa hình nước ta chia thành ba khu vực:
- Đồi núi: vùng núi Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam.
- Đồng bằng: đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng duyên hải miền Trung.
- Bờ biển và thềm lục địa.
2. Địa hình đá vôi tập trung nhiều ở miền nào?
Địa hình đá vôi tập trung nhiều ở miền Bắc (Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung Bộ).
- Dải núi đá vôi chạy từ Phong Thổ đến Mộc Châu (Hòa Bình).
- Dải núi đá vôi vùng núi thấp Bắc Trung Bộ (các hang động núi đá vôi nổi tiếng như: Phong Nha, Sơn Đoòng...).
3. Địa hình cao nguyên ba dan tập trung nhiều ở miền nào?
Địa hình cao nguyên ba dan tập trung nhiều ở Tây Nguyên, các bề mặt cao nguyên tiêu biểu là: Đăc Lăk, Kon Tum, Di Linh, Mơ Nông...
Bài 30. Thực hành : Đọc bản đồ địa hình Việt Nam được đăng ở chuyên mục Giải địa 8 và biên soạn theo sách địa lý 8. Được hướng dẫn biên soạn bởi các thầy cô giáo dạy Giỏi Địa học tư vấn, nếu thấy hay hãy chia sẻ và comment để nhiều bạn khác cùng học tập cùng.
#soanbaitap
Nguồn : Bài 30. Thực hành : Đọc bản đồ địa hình Việt Nam - soanbaitap.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét