Chủ Nhật, 1 tháng 3, 2020

Bài 36. Đặc điểm đất Việt Nam - soanbaitap.com

Bài 36. Đặc điểm đất Việt Nam

Bài 36. Đặc điểm đất Việt Nam thuộc: ĐỊA LÝ 8 PHẦN HAI: ĐỊA LÍ VIỆT NAM và nằm trong phần ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN

Lý thuyết:

a) Đất ở nước ta rất đa dạng, thể hiện rõ tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của thiên nhiên Việt Nam.

Đặc điểm chung đất Việt Nam

a) Đất ở nước ta rất đa dạng, thể hiện rõ tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của thiên nhiên Việt Nam.
Sự đa dạng của đất là do nhiều nhân tố tạo nên như đá mẹ, địa hình, khí hậu. nguồn nước, sinh vật và sự tác động của con người.

b) Nước ta có ba nhóm đất chính
- Nhóm đất feralit hình thành trực tiếp tại các miền đồi núi thấp. Nhóm này chiếm tới 65% diện tích đất tự nhiên. Đặc tính chung của đất là chua, nghèo mùn, nhiều sét. Đất có màu đỏ, vàng do có nhiều hợp chất sắt, nhôm. Các hợp chất này thường tích tụ thành kết von hoặc thành đá ong nằm cách mặt đất khá sâu (0,5 - lm). Khi đá ong bị mất lớp che phủ và lộ ra ngoài trời sẽ khô cứng lại. Đất bị xấu đi nhanh chóng và không thể trồng trọt được.

Đất feralit hình thành trên đá ba dan và đá vôi có màu đỏ thẫm hoặc đỏ vàng có độ phì rất cao, thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp.
- Nhóm đất mùn núi cao
Khi lên núi cao, nhiệt độ giảm dần, đất feralit chuyển dán sang các loại đất mùn feralit và đất mùn núi cao, hình thành dưới thảm rừng á nhiệt đới hoặc ôn đới vùng núi cao. Nhóm đất này chiếm khoảng 11% diện tích đất tự nhiên, chủ yếu là đất rừng đầu nguồn cần được bảo vệ.
- Nhóm đất bồi tụ phù sa sông và biển chiếm 24% diện tích đất tự nhiên.
Nhóm đất này tập trung tại các đồng bằng lớn, nhỏ từ bắc vào nam. Rộng lớn và phì nhiêu nhất là đồng bằng sông Cửu Long (40 000 km2) và đồng bằng sông Hồng (15 000 km2).
Độ phì của đất phù sa phụ thuộc vào đặc tính phù sa của các sông và chế độ canh tác của con người. Đất phù sa nhìn chung rất phì nhiêu, dễ canh tác và làm thủy lợi. Đất tơi xốp, ít chua, giàu mùn... thích hợp với nhiều loại cây trồng (lúa, hoa màu, cây ăn quả v.v...). Nhóm đất này cũng chia thành nhiều loại và phân bố ở nhiều nơi : đất trong đê, đất ngoài đê (hay đất bãi bồi) khu vực sông Hồng ; đất phù sa cổ miền Đông Nam Bộ ; đất phù sa ngọt dọc sông Tiền. sông Hậu ; đất chua, mặn, phèn ở các vùng trũng Tây Nam Bộ v.v...

Hàng ngàn đời nay cuộc sống của nhân dân ta, trước hết là nông dân, đã gắn bó với đất đai...

Vấn đề sử dụng và cải tạo đất ở Việt Nam

Hàng ngàn đời nay cuộc sống của nhân dân ta, trước hết là nông dân, đã gắn bó với đất đai và cây lúa nước. Những kinh nghiệm vé sử dụng, cải tạo đất của cha ông ta còn lưu truyền và được chúng ta tiếp nhận, phát huy.
Ngày nay nhiều vùng đất nông nghiệp của nước ta đã được cải tạo và sử dụng có hiệu quả, năng suất và sản lượng cây trồng đã tăng nhiều lần so với trước đây. Tuy nhiên, việc sử dụng đất ở nước ta vẫn còn có nhiều điều chưa hợp lí. Tài nguyên đất bị giảm sút, có tới 50% diện tích đất tự nhiên có vấn đề cán phải cải tạo. Riêng đất trống, đồi trọc bị xói mòn mạnh đã tới trên mười triệu hecta.
Nhà nước ta đã ban hành Luật đất đai để bảo vệ và sử dụng đất ngày càng tốt hơn.

Bài 36. Đặc điểm đất Việt Nam được đăng ở chuyên mục Giải địa 8 và biên soạn theo sách địa lý 8. Được hướng dẫn biên soạn bởi các thầy cô giáo dạy Giỏi Địa học tư vấn, nếu thấy hay hãy chia sẻ và comment  để nhiều bạn khác cùng học tập cùng.

 

 

 



#soanbaitap
Nguồn : Bài 36. Đặc điểm đất Việt Nam - soanbaitap.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét