I. Khu vực Đông Nam Á
1. Sự thành lập các quốc gia độc lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai
a) Vài nét chung về quá trình đấu tranh giành độc lập
- Trước CTTG II, các nước Đông Nam Á vốn là thuộc địa của các nước đế quốc Âu - Mĩ (trừ Thái Lan).
- Trong những năm CTTG II, các nước Đông Nam Á trở thành thuộc địa của quân phiệt Nhật Bản. Tháng 8-1945, nhân dân Đông Nam Á đứng lên đấu tranh, nhiều nước đã giành được độc lập dân tộc, hoặc giải phóng phần lớn lãnh thổ.
+ Việt Nam, Lào, Inđônêxia: giành độc lập
+ Miến Điện, Mã lai, Phi líp pin: giải phóng phần lớn lãnh thổ.
- Ngay sau đó, thực dân Âu - Mỹ lại tái chiếm Đông Nam Á, nhân dân ở đây tiếp tục kháng chiến chống xâm lược và giành độc lập hoàn toàn.
b) Lào (1945 - 1975)
- Ngày 12/10/1945: Lào tuyên bố độc lập.
- Giai đoạn kháng chiến chống Pháp (1945-1954):
+ Tháng 3/1946: Pháp trở lại xâm lược, nhân dân Lào kháng chiến dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, đến 1951 do Đảng Nhân dân Cách mạng Lào lãnh đạo. Sự giúp đỡ của quân tình nguyện Việt Nam (Liên minh Việt - Lào), cuộc kháng chiến ngày càng phát triển.
+ 1954: Hiệp định Giơnevơ được ký kết, công nhận các quyền dân tộc cơ bản của Lào.
- Giai đoạn kháng chiến chống Mĩ (1954-1975):
+ 1954 – đầu những năm 70: Dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nhân dân Lào giành thắng lợi trên cả ba mặt trận chính trị, quân sự, ngoại giao. Đẩy lùi các chiến lược chiến tranh của Mĩ, giải phóng 4/5 diện tích lãnh thổ.
+ 2/1973: Mĩ phải kí hiệp định Viêng Chăn, lập lại hòa bình, thực hiện hòa hợp dân tộc ở Lào.
+ 12/1975: Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào thành lập.
c) Campuchia (1945 - 1993)
- Giai đoạn kháng chiến chống Pháp (1945-1954).
- Giai đoạn hòa bình trung lập (1954 - 1970).
- Giai đoạn kháng chiến chống Mĩ (1970 - 1975).
- Giai đoạn nội chiến chống Khơ-me Đỏ (1975-1979).
- Giai đoạn nội chiến (1979 - 1993).
2. Quá trình xây dựng và phát triển của các nước Đông Nam Á
a) Nhóm 5 nước sáng lập ASEAN
* Thời kì đầu sau khi giành được độc lập
- Thực hiện chiến lược kinh tế hướng nội (công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu).
+ Mục tiêu: Xóa bỏ nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng nền kinh tế tự chủ.
+ Nội dung: Đẩy mạnh phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nội địa thay thế hàng nhập khẩu; Lấy thị trường trong nước làm chỗ dựa để phát triển sản xuất.
+ Thành tựu: Đáp ứng một số nhu cầu cơ bản của nhân dân; Giải quyết nạn thất nghiệp.
+ Hạn chế: Thiếu vốn, nguyên liệu, công nghệ. Chi phí cao dẫn tới tình trạng thua lỗ, tệ tham nhũng, quan liêu phát triển. Đời sống người lao động khó khăn, chưa giải quyết được quan hệ giữa tăng trưởng với công bằng xã hội.
* Từ những năm 60-70 trở đi
- Chiến lược kinh tế hướng ngoại, công nghiệp hóa lấy xuất khẩu làm chủ đạo.
+ Nội dung: Mở cửa kinh tế, thu hút vốn đầu tư và kĩ thuật của nước ngoài; Tập trung sản xuất hàng hóa để xuất khẩu.
+ Kết quả: bộ mặt kinh tế - xã hội của các nước này có sự biến đổi lớn. Tỉ trọng công nghiệp cao hơn nông nghiệp, mậu dịch đối ngoại tăng trưởng nhanh.
b) Nhóm các nước Đông Dương
- Sau khi giành được độc lập, về cơ bản các nước Đông Dương đã phát triển theo hướng kinh tế tập trung, đạt được một số thành tựu, nhưng còn nhiều khó khăn. Vào những năm 80-90 của thế kỉ XX, các nước này bước sang nền kinh tế thị trường.
3. Sự ra đời và phát triển của tổ chức ASEAN
a, Sự thành lập
- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Đông Nam Á đều giành độc lập, một số nước có nhu cầu hợp tác để cùng nhau phát triển kinh tế.
- Tránh ảnh hưởng của chiến tranh để quốc đang lan rộng.
- Sự hoạt động hiệu quả của các tổ chức mang tính khu vực, tiêu biểu là EEC
=> Ngày 8/8/1967: tại thủ đô Băng Cốc (Thái Lan), 5 quốc gia đầu tiên tuyên bố thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN): Inđônêxia, Malaixia, Xingapo, Philippin, Thái Lan.
b, Mục đích và nguyên tắc hoạt động
- Mục đích: Hợp tác, liên kết, phát triển kinh tế, văn hóa giữa các nước thành viên.
- Nguyên tắc hoạt động: được ban hành tại hội nghị Ba-li (1976)
+ Tôn trọng chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của các nước thành viên.
+ Cam kết không đe dọa vũ lực, không sử dụng vũ lực trong khu vực.
+ Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.
+ Thúc đẩy quá trình hợp tác về kinh tế, văn hóa giữa các nước thành viên.
c, Hoạt động
- Từ năm 1967 đến 1976: non yếu, lỏng lẻo. Mâu thuẫn với nhau trong vấn đề Đông Dương và Cam-pu-chia.
- Từ năm 1976 đến nay: khởi sắc, hoạt động tương đối hiệu quả.
d, Quá trình mở rộng:
- Từ 5 nước ban đầu, ASEAN đã có quá trình mở rộng thành viên.
- Đến năm 1999, Campuchia trở thành thành viên thứ mười.
- Đến nay, hầu hết các nước Đông Nam Á đều đã gia nhập ASEAN (trừ Đông Timo - thành viên quan sát của ASEAN).
II. Ấn Độ là một nước rộng lớn và đông dân thứ hai ở châu Á
1. Cuộc đấu tranh giành độc lập
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ phát triển mạnh mẽ.
- Năm 1946, ở Ấn Độ đã xảy ra 848 cuộc bãi công. Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của 2 vạn thủy binh trên 20 chiến hạm ở Bombay (19-2-1946).
- Đầu năm 1947, cao trào bãi công của công nhân tiếp tục bùng nổ ở nhiều thành phố lớn, như cuộc bãi công của hơn 40 vạn công nhân ở Cacutta (2-1947).
- Trước sức ép của phong trào đầu tranh của nhân dân Ấn Độ, thực dân Anh buộc phải nhượng bộ, hứa sẽ trao quyền tự trị theo ”phương án Maobatton” chia đất nước này thành hai quốc gia trên cơ sở tôn giáo: Ấn Độ của người Ấn Độ giáo, Pakixtan của người theo Hồi giáo. Ngày 15-8-1947, hai nhà nước tự trị Ấn Độ và Pakixtan được thành lập.
- Không thỏa mãn với quy chế tự trị, Đảng Quốc đại tiếp tục lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành độc lập trong những năm 1948-1950. Ngày 26-1-1950, Ấn Độ tuyên bố độc lập và thành lập nước cộng hòa.
=> Sự thành lập nước Cộng hòa Ấn Độ đánh dấu thắng lợi to lớn của nhân dân Ấn Độ, có ảnh hưởng quan trọng đến phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
2. Công cuộc xây dựng đất nước
- Trong thời kì xây dựng đất nước, Ấn Độ đạt được nhiều thành tựu về nông nghiệp và công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp nặng, chế tạo máy, xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại.
- Nhờ tiến hành cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp, từ giữa những năm 70 của thế kỉ XX, Ấn Độ đã tự túc được lương thưc, và từ năm 1995, là nước sản xuất khẩu gạo đứng thứ ba trên thế giới.
- Về đối ngoại, Ấn Độ theo đuổi chính sách hòa bình, trung lập tích cực, luôn luôn ủng hộ cuộc đấu trang giành độc lập dân tộc của các nước dân tộc. Ngày 7-1-1972, Ấn Độ chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam.
Soạn sử 12 tổng hợp gồm các bài trả lời câu hỏi in nghiêng giữa bài và giải các bài tập trong sách giáo khoa lịch sử 12, các bài giải sử 12 chi tiết nhất giúp các bạn học tốt sinh học lớp 12
#soanbaitap
Nguồn : Các nước Đông Nam Á và Trung Quốc - soanbaitap.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét