Vậy hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng là gì, thí nghiệm Y-âng về hiện tượng giao thoa ánh sáng thực hiện như thế nào? Công thức tính khoảng vân sáng, vân tối trong giao thoa ánh sáng viết như nào? chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
I. Hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng là gì?
- Hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng là hiện tượng truyền sai lệch với sự truyền thẳng khi ánh sáng gặp vật cản. Hiện tượng nhiễu xạ ánh sáng chứng tỏ ánh sáng có tính chất sóng.
- Mỗi ánh sáng đơn sắc có bước sóng hoặc tần số trong chân không hoàn toàn xác định.
II. Hiện tượng giao thoa ánh sáng là gì?
1. Thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng
- Thí nghiệm được minh họa như hình sau:
- Ánh sáng từ đèn D qua khe hẹp F, rồi F1,F2 tới màn M, khi đó trên M trông thấy một hệ vân có nhiều màu.
- Đặt lăng kính màu K (đỏ) thì trên màn M chỉ có những vạch sáng đỏ và tối xen kẽ, song song và cách đều nhau.
- Như vậy, từ thí nghiệm Y-âng chứng tỏ rằng hai chùm ánh sáng cũng có thể giao thoa được với nhau, nghĩa là ánh sáng có tính chất sóng.
- Những vạch tối là chỗ hai sóng ánh sáng triệt tiêu lẫn nhau, những vạch sáng là chỗ hai sóng ánh sáng tăng cường lẫn nhau. Những vạch sáng và tối xen kẽ nhau chính là hệ vân giao thoa của hai sóng ánh sáng.
2. Vị trí các vân sáng, công thức và cách tính
- Với a = F1F2; D là khoảng cách từ mặt phẳng chứa F1F2 đến màn M; d1, d2 là khoảng cách từ A tới F1, F2.
• Gọi λ là bước sóng của ánh sáng đơn sắc thì:
• Công thức xác định vị trí các vân sáng (cực đại) xs:
• Công thức xác định vị trí các vân tối (cực tiểu) xt:
3. Khoảng vân, định nghĩa, công thức cách tính
- Định nghĩa: Khoảng vân i là khoảng cách giữa hai vân sáng, hoặc hai vân tối liên tiếp.
- Công thức tính khoảng vân:
- Tại điểm O là vân sáng bậc 0 của mọi bức xạ, vân chính giữa hay vân trung tâm, hay vân số 0.
4. Ứng dụng của giao thoa ánh sáng
- Đo bước sóng ánh sáng, vì nếu biết i, a, D thì từ:
III. Bước sóng ánh sáng và màu sắc
1. Mỗi ánh sáng đơn sắc có một bước sóng trong chân không xác định.
2. Các ánh sáng đơn sắc có bước sóng trong khoảng từ 380 nm (ứng với màu tím trên quang phổ) đến chừng 760 nm (ứng với màu đỏ) mới gây ra cảm giác sáng là các ánh sáng nhìn thấy được (khả kiến).
3. Ánh sáng trắng của Mặt Trời là hỗn hợp của vô số ánh sáng đơn sắc có bước sóng biến thiên liên tục từ 0 đến ∞. Nhưng chỉ các bức xạ có bước sóng trong khoảng từ 380 nm đến 760 nm là giúp được cho mắt nhìn mọi vật và phân biệt màu sắc.
4. Bảng bước sóng của ánh sáng nhìn thấy trong chân không:
IV. Bài tập về Giao thoa ánh sáng
* Bài 1 trang 132 SGK Vật Lý 12: Kết luận quan trọng nhất rút ra từ thí nghiệm Y–âng là gì?
° Lời giải bài 1 trang 132 SGK Vật Lý 12:
- Kết luận quan trọng nhất rút ra từ thí nghiệm Y–âng là ánh sáng có tính chất sóng.
* Bài 2 trang 132 SGK Vật Lý 12: Viết công thức xác định vị trí các vân sáng?
° Lời giải bài 2 trang 132 SGK Vật Lý 12:
- Công thức xác định vị trí các vân sáng:
- Trong đó:
k: bậc giao thoa, là các số nguyên.
a: là khoảng cách giữa 2 khe
D: là khoảng cách từ 2 khe đến màn ảnh.
λ: là bước sóng ánh sáng
* Bài 3 trang 132 SGK Vật Lý 12: Viết công thức tính khoảng vân.
° Lời giải bài 3 trang 132 SGK Vật Lý 12:
- Công thức tính khoảng vân:
- Trong đó:
λ: là bước sóng ánh sáng
D: là khoảng cách từ 2 khe đến màn ảnh.
a: là khoảng cách giữa 2 khe
* Bài 4 trang 132 SGK Vật Lý 12: Ánh sáng nhìn thấy được có bước sóng nằm trong khoảng nào?
° Lời giải bài 4 trang 132 SGK Vật Lý 12:
- Ánh sáng nhìn thấy được có bước sóng nằm trong khoảng từ 380 nm đến 760 nm.
* Bài 5 trang 132 SGK Vật Lý 12: Nêu những đặc điểm của ánh sáng đơn sắc.
° Lời giải bài 5 trang 132 SGK Vật Lý 12:
¤ Những đặc điểm của ánh sáng đơn sắc:
- Mỗi ánh sáng đơn sắc có một bước sóng hoặc tần số trong chân không hoàn toàn xác định.
- Ánh sáng đơn sắc không bị tán sắc khi đi qua lăng kính.
- Mỗi ánh sáng đơn sắc có một màu xác định, gọi là màu đơn sắc.
- Các ánh sáng đơn sắc có bước sóng trong khoảng từ 380 nm (ứng với màu tím) đến 760 nm (ứng với màu đỏ) mới gây ra cảm giác sáng. Đó là các ánh sáng nhìn thấy được.
* Bài 6 trang 132 SGK Vật Lý 12: Chỉ ra công thức đúng để tính khoảng vân.
A. B. C. D.
° Lời giải bài 6 trang 132 SGK Vật Lý 12:
¤ Chọn đáp án: A.
* Bài 7 trang 133 SGK Vật Lý 12: Chọn câu đúng. Bức xạ màu vàng của natri có bước sóng λ bằng:
A.0,589mm B.0,589nm C.0,589μm D.0,589pm
° Lời giải bài 7 trang 133 SGK Vật Lý 12:
¤ Chọn đáp án: C. 0,589μm
- Bức xạ màu vàng của natri có bước sóng λ ≈ 589nm = 0,589μm
(chú ý: 1mm = 10-3m; 1μm = 10-6m; 1nm = 10-9m; 1pm = 10-12m)
* Bài 8 trang 133 SGK Vật Lý 12: Trong một thí nghiệm Y–âng với a= 2mm, D = 1,2 m, người ta đo được i = 0,36 mm. Tính bước sóng λ và tần số f của bức xạ.
° Lời giải bài 8 trang 133 SGK Vật Lý 12:
- Bài ra, ta có: a = 2mm = 2.10-3(m); i = 0,36mm = 0,36.10-3(m)
- Từ công thức tính khoảng vân, ta có công thức bước sóng:
- Ta lại có: nên ta suy ra tần số của bức xạ:
- Đáp số: λ = 0,6μm; f = 5.1014(Hz).
Giao thoa ánh sáng, Công thức tính khoảng vân giao thoa và Bài tập - Vật lý 12 bài 25 được biên soạn theo sách mới nhất và Được hướng dẫn biên soạn bởi các thầy cô giáo dạy Giỏi tư vấn, nếu thấy hay hãy chia sẻ và comment để nhiều bạn khác học tập cùng.
#soanbaitap
Nguồn : Giao thoa ánh sáng, Công thức tính khoảng vân giao thoa và Bài tập - soanbaitap.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét