I. Cuộc Duy Tân Minh Trị
- Đến giữa thế kỉ XIX, chế độ phong kiến Nhật Bản lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng, trong khi đó các nước tư bản phương Tây, đi đầu là Mĩ ra sức tìm cách xâm nhập vào nước này.
- Đầu năm 1868, Thiên hoàng Minh Trị đã tiến hành một loạt cải cách tiến bộ:
* Nội dung cuộc Duy tân Minh Trị:
- Về kinh tế:
+ Thống nhất tiền tệ.
+ Xóa bỏ sự độc quyền ruộng đất của giai cấp phong kiến.
+ Tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng, đường xá, cầu cống ... phục vụ giao thông liên lạc.
- Về chính trị, xã hội:
+ Chế độ nông nô được bãi bỏ, đưa quý tộc tư sản hóa và đại tư sản lên nắm Chính quyền.
+ Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học - kĩ thuật trong chương trình giảng dạy.
+ Cử những học sinh ưu tú đi du học ở phương Tây.
- Về quân sự:
+ Quân đội được tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây.
+ Chế độ nghĩa vụ thay cho chế độ trưng binh.
+ Công nghiệp đóng tàu, sản xuất vũ khí được chú trọng...
=> Đến cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX. Nhật Bản thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa, phát triển thành một nước tư bản công nghiệp.
II. Nhật Bản chuyển sang chủ nghĩa đế quốc
- Kinh tế: Sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Nhật Bản dẫn tới sự ra đời các công ti độc quyền như Mít-xưi, Mít-su-bi-si... lũng đoạn và chi phối toàn bộ nền kinh tế, chính trị Nhật Bản.
- Đối nội: thực hiện chính sách bóc lột tối đa đối với nhân dân.
- Đối ngoại: Thi hành chính sách xâm lược hiếu chiến bằng việc phát động hàng loạt cuộc chiến tranh: Đài Loan, Trung Quốc, Nga, Triều Tiên... => Nhật Bản trở thành nước “đế quốc phong kiến quân phiệt”.
III. Cuộc đấu tranh của nhân dân lao động Nhật Bản
Chủ nghĩa tư bản phát triển, nhân dân lao động Nhật Bản càng bị áp bức bóc lột nặng nề. Công nhân Nhật phải làm việc mỗi ngày từ 12 đến 14 giờ trong những điều kiện rất tồi tệ, có hại cho sức khỏe mà tiền lương lại thấp hơn ở các nước Âu - Mĩ rất nhiều.
Bị bóc lột quá nặng nề, phong trào công nhân Nhật Bản đã có những bước tiến đầu tiên trong cuộc đấu tranh chống giai cấp tư sản. Một số nghiệp đoàn ra đời. Đảng Xã hội dân chủ Nhật Bản thành lập năm 1901, dưới sự lãnh đạo của Ca-tai-a-ma Xen.
Từ năm 1906, dưới ảnh hưởng của Cách mạng Nga 1905, phong trào công nhân ở Nhật Bản phát triển mạnh hơn. Phong trào đấu tranh chống tô thuế và nạn đắt đỏ của nông dân và các tầng lớp lao động khác cũng được đẩy mạnh.
Trong năm 1907, có 57 cuộc bãi công. Ở xưởng đúc vũ khí Ô-xa-ea, hàng vạn công nhân tham gia đấu tranh. Cuộc đấu tranh còn phát triển vào những năm sau đó (năm 1912 có 46 cuộc bãi công, đến năm 1917 tăng lên 398).
Soạn sử 8 tổng hợp gồm các bài trả lời câu hỏi in nghiêng giữa bài và giải các bài tập trong sách giáo khoa lịch sử 8, các bài giải lịch sử 8 chi tiết nhất giúp các bạn học tốt sinh học lớp 8
#soanbaitap
Nguồn : Nhật Bản cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX - soanbaitap.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét