Bài 21. Vùng Đồng bằng sông Hồng (tiếp theo)
Bài 21. Vùng Đồng bằng sông Hồng (tiếp theo) thuộc: SỰ PHÂN HÓA LÃNH THỔ
lý thuyết:
Công nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng hình thành sớm nhất Việt Nam và phát triển mạnh trong thời kì đất nước thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
IV. Tình hình phát triển kinh tế
1. Công nghiệp
Công nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng hình thành sớm nhất Việt Nam và phát triển mạnh trong thời kì đất nước thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Hình 21.1. Biểu đồ cơ cấu kinh tế của Đổng bằng sông Hồng (%)
Giá trị sản xuất công nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng tăng mạnh từ 18,3 nghìn tỉ đồng (năm 1995) lên 55,2 nghìn tỉ đồng, chiếm 21% GDP công nghiệp của cả nước (năm 2002).
Hình 21.2. Lược đồ kinh tế Đồng baefng sông Hồng
Phần lớn giá trị sản xuất công nghiệp tập trung ở các thành phố : Hà Nội, Hải Phòng.
Các ngành công nghiệp trọng điểm của Đồng bằng sông Hồng là : công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất vật liệu xây dựng và công nghiệp cơ khí.
Sản phẩm công nghiệp quan trọng của vùng là máy công cụ, động cơ điện, phương tiện giao thông, thiết bị điện tử, hàng tiêu dùng như : vải, sứ dân dụng, quần áo, hàng dệt kim, giấy viết, thuốc chữa bệnh, v.v.
2. Nông nghiệp
Về diện tích và tổng sản lượng lương thực, Đồng bằng sông Hồng chỉ đứng sau Đồng bằng sông Cửu Long, nhưng là vùng có trình độ thâm canh cao.
Bảng 21.1. Năng suất lúa của Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông cửu Long và cả nước (tạ/ha)
Năm
Vùng
1995
2000
2002
Đồng bằng sông Hồng
44,4
55,2
56,4
Đồng bằng sông Cửu Long
40,2
42,3
46,2
Cả nước
36,9
42,4
45,9
Hầu hết các tỉnh ở Đồng bằng sông Hồng đều phát triển một số cây ưa lạnh đem lại hiệu quả kinh tế lớn như các cây ngô đông, khoai tây, su hào, bắp cải, cà chua và trồng hoa xen canh. Vụ đông đang trở thành vụ sản xuất chính ở một số địa phương.
Đàn lợn ở Đồng bằng sông Hồng chiếm tỉ trọng lớn nhất cả nước (27,2%, năm 2002). Chăn nuôi bò (đặc biệt là nuôi bò sữa) đang phát triển. Chăn nuôi gia cầm và nuôi trồng thủy sản được chú ý phát triển.
3. Dịch vụ
Nhờ kinh tế phát triển mà hoạt động vận tải trở nên sôi động. Thủ đô Hà Nội và thành phố Hải Phòng là hai đầu mối giao thông vận tải quan trọng.
Hà Nội, Hải Phòng đồng thời là hai trung tâm du lịch lớn ở phía bắc đất nước. Đồng bằng sông Hồng có nhiểu địa danh du lịch hấp dẫn, nổi tiếng là Chùa Hương, Tam Cốc - Bích Động, Côn Sơn, Cúc Phương, Đồ Sơn, Cát Bà,...
Hà Nội, Hải Phòng là hai trung tâm kinh tế lớn nhất ở Đồng bằng sông Hồng.
Hà Nội, Hải Phòng là hai trung tâm kinh tế lớn nhất ở Đồng bằng sông Hồng.
Các thành phố Hà Nội, Hải Phòng và Hạ Long (Quảng Ninh) tạo thành tam giác kinh tế mạnh cho vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ tạo cơ hội cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động của cả hai vùng Đồng bằng sông Hồng, Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Câu hỏi cuối bài:
1. Sản xuất lương thực ở đồng bằng sông Hồng có tầm quan trọng như thế nào? Đồng bằng sông Hồng có những điều kiện thuận lợi và khó khăn gì để phát triển sản xuất lương thực?
a) Ý nghĩa của việc sản xuất lương thực ở đồng bằng sông Hồng:
- Đảm bảo nhu cầu lương thực cho nhân dân của vùng, góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia .
- Là mặt hàng xuất khẩu quan trọng (lúa gạo), mạng lại nguồn thu ngoại tệ lớn.
- Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi (phụ phẩm từ lương thực hoa màu), góp phần đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp.
- Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm.
- Giải quyết việc làm cho lao động, sử dụng hợp lí tài nguyên (đất trồng, nguồn nước…).
b) Những điều kiện để phát triển sản xuất lương thực ở đồng bằng sông Hồng:
* Thuận lợi:
- Đất phù sa màu mỡ, diện tích rộng lớn, thuận lợi cho việc sản xuất lương thực với quy mô lớn.
- Điều kiện khí hậuvà nguồn nước thuận lợi cho việc phát triển thâm canh tăng vụ.
- Nguồn lao động đông, có trình độ thâm canh cao nhất cả nước.
- Cơ sở vật chất kĩ thuật của nông nghiệp, đặc biệt là mạng lưới thủy lợi đảm bảo tốt cho sản xuất.
- Có các chính sách mới của Nhà nước (chính sách về đất, thuế, giá…)
- Thị trường rộng lớn, thúc đẩy sản xuất phát triển.
* Khó khăn:
- Vùng đất trong đê không được bồi tụ thường xuyên, bị thoái hóa.
- Bình quân đất canh tác trên đầu người thấp (dưới 0,05 ha/người).
- Diện tích đất canh tác còn ít khả năng mở rộng, quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa làm cho đất sản xuất lương thực ở một số địa phương bị thu hẹp, suy thoái.
- Thời tiết diễn biến bất thường, tai biến thiên nhiên thường xảy ra (bão, lũ, hạn, rét kéo dài…).
- Thu nhập từ sản xuất lương thực còn thấp ảnh hưởng đến việc phát triển sản xuất (thiếu vốn đầu tư, chuyển diện tích đất sản xuất lương thực sang mục đích khác, ..).
Bài 21. Vùng Đồng bằng sông Hồng (tiếp theo) được đăng ở chuyên mục Giải địa 9 và biên soạn theo sách địa lý 9. Được hướng dẫn biên soạn bởi các thầy cô giáo dạy Giỏi Địa học tư vấn, nếu thấy hay hãy chia sẻ và comment để nhiều bạn khác cùng học tập cùng.
#soanbaitap
Nguồn : Bài 21. Vùng Đồng bằng sông Hồng (tiếp theo) - soanbaitap.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét