Bài 35. Vùng đồng bằng sông Cử Long
Bài 35. Vùng đồng bằng sông Cử Long thuộc: SỰ PHÂN HÓA LÃNH THỔ
Lý thuyết:
Đồng bằng sông Cửu Long nằm ở vị trí liền kề phía tây vùng Đông Nam Bộ, phía bắc giáp Cam-pu-chia, phía tây nam là vịnh Thái Lan, phía đông nam là Biển Đông.
I. Vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ
Đồng bằng sông Cửu Long nằm ở vị trí liền kề phía tây vùng Đông Nam Bộ, phía bắc giáp Cam-pu-chia, phía tây nam là vịnh Thái Lan, phía đông nam là Biển Đông.
Đồng bằng sông Cửu Long có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế trên đất liền cũng như trên biển, mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trong Tiểu vùng sông Mê Công.
Đồng bằng sông Cửu Long là một bộ phận của châu thổ sông Mê Công.
II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
Đồng bằng sông Cửu Long là một bộ phận của châu thổ sông Mê Công.
Với diện tích tương đôi rộng, địa hình thấp và bằng phẳng, khí hậu cận xích đạo nóng ẩm quanh năm cùng sự đa dạng sinh học trên cạn và dưới nước. Đồng bằng sông Cửu Long có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển sản xuất nông nghiệp.
Tuy nhiên, thiên nhiên cũng gây không ít khó khăn cho sản xuất và đời sống dân cư ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Đồng bằng sông Cửu Long đang được đầu tư lớn cho các dự án thoát lũ, cải tạo đất phèn, đất mặn, cấp nước ngọt cho sản xuất và sinh hoạt trong mùa khô. Phương hướng chủ yếu hiện nay là chủ động chung sống với lũ sông Mê Công, đồng thời khai thác các lợi thế kinh tế do chính lũ hằng năm đem lại.
III. Đặc điểm dân cư, xã hội
Với số dân trên 16,7 triệu người (năm 2002), Đồng bằng sông Cửu Long là vùng đông dân, chỉ đứng sau Đồng bằng sông Hồng. Trong thành phần các dân tộc, ngoài người Kinh còn có người Khơ-me, người Chăm, người Hoa,...
Bảng 35.1. Một số tiêu chí phát triển dân cư, xã hội ở Đồng bằng sông cửu Long và cả nước, năm 1999.
Tiêu chí
Đơn vị tính
Đồng bằng sông Cửu Long
Cả nước
Mật độ dân số
Người/km2
407
233
Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số
%
1,4
1,4
Tỉ lệ hộ nghèo
%
10,2
13,3
Thu nhập bình quân đầu người một tháng
Nghìn đồng
342,1
295,0
Tỉ lệ người lớn biết chữ
%
88,1
90,3
Tuổi thọ trung bình
Năm
71,1
70,9
Tỉ lệ dân số thành thị
%
17,1
23,6
Mới được khai phá cách đây hơn ba trăm năm, ngày nay Đồng bằng sông Cửu Long đã trở thành vùng nông nghiệp trù phú. Người dân Đồổng bằng sông Cửu Long có kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp hàng hoá.
Câu hỏi cuối bài:
1. Nêu thế mạnh về một số tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế - xã hội ở đồng bằng sông Cửu Long?
Thế mạnh về một số tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế xã hội ở đồng bằng sông Cửu Long
- Đất : đất phù sa ngọt có diện tích 1,2 triệu ha. Đây là loại đất tốt nhất, độ phì tương đối cao, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, đặc biết là trồng lúa nước.
- Khí hậu cận xích đạo với số giờ nắng trong năm là 2200 – 2700 giờ. Chế độ nhiệt cao, ổn định với nhiệt độ trung bình năm là 25 – 270C. Lượng mưa trung bình năm lớn 1300mm – 2000mm.
- Mạng lưới sông ngòi dày đặc, kênh rạch chằng chịt : nguồn nước dồi dào, thuận lợi cho việc tưới tiêu
- Sinh vật : thảm thực vật chủ yếu là rừng ngập mặn, về động vật có giá trị hơn cả là cá và chim
⟹ phát triển du lịch sinh thái.
- Tài nguyên biển hết sức phong phú với nhiều bãi cá và tôm, hơn nửa triệu ha nước mặt nuôi trồng thủy sản
⟹ phát triển nuôi trồng và đánh bắt thủy sản
- Khoáng sản : chủ yếu là đá vôi, than bùn, dầu khí ở thềm lục địa bước đầu đã được khai thác
2. Ý nghĩa của việc cải tạo đất phèn, đất mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Ý nghĩa của việc cải tạo đất phèn, đất mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long:
- Hai loại đất phèn, đất mặn chiếm diện tích lớn (khỏang 60 % diện tích tự nhiên của Đồng bằng sông Cửu Long), với mức độ phèn, mặn khác nhau; trong điều kiện thiếu nước ngọt vào mùa khô, việc cải tạo và sử dụng hai loại đất này càng gặp khó khăn hơn.
- Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm lương thực của cả nước, đẩy mạnh cải tạo hai loại đất trên sẽ làm tăng hiệu quả sử dụng đất, góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế - xã hội của vùng (tăng sản lượng lương thực, thực phẩm, góp phần phân bố dân cư và xóa đói, giảm nghèo, tạo thêm nguồn hàng xuất khẩu).
3. Nêu những đặc điểm chủ yếu về dân cư, xã hội ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tại sao phải đặt vấn đề phát triển kinh tế đi đôi với nâng cao mặt bằng dân trí và phát triển đô thị ở đồng bằng này?
* Những đặc điểm chủ yếu về dân cư, xã hội ở Đồng bằng sông Cửu Long:
- Dân cư:
+ Đồng bằng sông Cửu Long có dân số khá đông (16,7 triệu người năm 2002).
+ Mật độ dân số cao (năm 1999: mật độ dân số của vùng là 407 người/km2, cả nước là 233 người/km2), gấp 1,75 lần cả nước.
+ Tỉ lệ gia tăng tự nhiên dân số của vùng tương đương với cả nước (1,4% năm 1999).
+ Về thành phần dân tộc, ngoài người Kinh còn có người Khơ - me, người "Chăm, người Hoa.
- Xã hội:
+ Trình độ đô thị hóa còn thấp: tỉ lệ dân thành thị thấp (năm 1999: tỉ lệ dân thành thị của vùng là 17,1 %, trong khi cả nước chỉ 23,6%).
+ Tỉ lệ hộ nghèo ít hơn so với cả nước (năm 1999: tỉ lệ hộ nghèo của vùng là 10,2% và cả nước lả 13,3%).
+ Thu nhập bình quân đầu người cao hơn cả nước (với 342,1 nghìn đồng, cả nước là 295 nghìn đồng).
+ Trình độ dân trí thấp hơn cả nước (88,1% < 90,3%).
+ Tuổi thọ trung bình cao hơn mức trung bình cả nước (của vùng là 71,1 tuổi, cả nước là 70,9 tuổi).
* Phải đặt vấn đề phát triển kinh tế đi đôi với nâng cao mặt bằng dân trí và phát triển đô thị vì:
- Đồng bằng sông Cửu Long là vùng giàu tiềm năng nhưng mặt bằng dân trí còn thấp, thiếu lao động có chuyên môn kĩ thuật, làm hạn chế việc khai thác các tiềm năng để đẩy mạnh phát triển kinh tế.
- Tỉ lệ dân đô thị còn thấp cho thấy trình độ công nghiệp hóa ở đồng bằng còn thấp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa còn chậm
⟹ Phát triển kinh tế đi đôi với nâng cao mặt bằng’ dân trí và phát triển đô thị sẽ:
- Thu hút mạnh hơn đầu tư của các vùng khác trong nước và của nước ngoài, từ đó phát huy tốt hơn các thế rnạnh về tự nhiên và lao động của vùng để đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- Nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư.
Bài 35. Vùng đồng bằng sông Cử Long được đăng ở chuyên mục Giải địa 9 và biên soạn theo sách địa lý 9. Được hướng dẫn biên soạn bởi các thầy cô giáo dạy Giỏi Địa học tư vấn, nếu thấy hay hãy chia sẻ và comment để nhiều bạn khác cùng học tập cùng.
#soanbaitap
Nguồn : Bài 35. Vùng đồng bằng sông Cử Long - soanbaitap.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét