Thứ Hai, 2 tháng 3, 2020

Bài 34. Thực hành Phân tích một số ngành công nghiệp - soanbaitap.com

Bài 34. Thực hành Phân tích một số ngành công nghiệp

Bài 34. Thực hành Phân tích một số ngành công nghiệp thuộc: SỰ PHÂN HÓA LÃNH THỔ

Lý thuyết:

Dựa vào bảng 34.1, vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện tỉ trọng một số sản phẩm tiêu biểu của ngành công nghiệp trọng điểm ở Đông Nam Bộ so với cả nước.

Dựa vào bảng 34.1, vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện tỉ trọng một số sản phẩm tiêu biểu của ngành công nghiệp trọng điểm ở Đông Nam Bộ so với cả nước.

Bảng 34.1. Tỉ trọng một số sản phẩm tiêu biểu của các ngành công nghiệp trọng điểm ở Đông Nam Bộ so với cả nước, năm 2001 (cả nước = 100%)

Các ngành công nghiệp trọng điểm

Sản phẩm tiêu biểu

Tên sản phẩm

Tỉ trọng so với cả nước (%)

Khai thác nhiên liệu

Dầu thô

100,0

Điện

Điện sản xuất

47,3

Cơ khí – điện tử

Đông cơ điêden

77,8

Hóa chất

Sơn hóa học

78,1

Vật liệu xây dựng

Xi măng

17,6

Dệt may

Quần áo

47,5

Chế biến lương thực thực phẩm

Bia

39,8

- Sử dụng kĩ năng vẽ biểu đồ cột.

- Sử dụng kĩ năng nhận xét biểu đồ.

2. Căn cứ vào biểu đồ đã vẽ và các bài 31,32,33, hãy cho biết:

a) Những ngành công nghiệp trọng điểm nào sử dụng nguồn tài nguyên sẵn có trong vùng?

b) Những ngành công nghiệp trọng điểm nào sử dụng nhiều lao động?

c) Những ngành công nghiệp trọng điểm nào đòi hỏi kĩ thuật cao?

d) Vai trò của vùng Đông Nam Bộ trong phát triển công nghiệp của cả nước?

a) Những ngành công nghiệp trọng điểm sử dụng nguồn tài nguyên sẵn có trong vùng là: Khai thác nhiên liệu, điện, chế biến lương thực thực phẩm.

b) Những ngành công nghiệp trọng điểm sử dụng nhiều lao động: Công nghiệp dệt may, chế biến lương thực thực phẩm.

c) Những ngành công nghiệp trọng điểm đòi hỏi kĩ thuật cao: Cơ khí -điện tử, khai thác nhiên liệu, hóa chất.

d) Vai trò của vùng Đông Nam Bộ trong phát triển công nghiệp của cả nước:

- Đông Nam Bộ chiếm tỉ trọng công nghiệp cao nhất so với các vùng trong cả nước, góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp của cả nước, tăng trưởng GDP các ngành kinh tế.

- Cung cấp phần lớn nguồn hàng tiêu dùng và xuất khẩu, mang lại nguồn ngoai tệ lớn.

- Thu hút mạnh mẽ nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước (vùng chiếm trên 50% vốn đầu tư nước ngoài của cả nước).

⟹ Thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa ở nước ta.

Bài 34. Thực hành Phân tích một số ngành công nghiệp được đăng ở chuyên mục Giải địa 9 và biên soạn theo sách địa lý 9. Được hướng dẫn biên soạn bởi các thầy cô giáo dạy Giỏi Địa học tư vấn, nếu thấy hay hãy chia sẻ và comment  để nhiều bạn khác cùng học tập cùng.

 



#soanbaitap
Nguồn : Bài 34. Thực hành Phân tích một số ngành công nghiệp - soanbaitap.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét