Thứ Năm, 20 tháng 2, 2020

Bài 12: Tác động của nội lực và ngoại lực trong việc hình thành địa hình bề mặt Trái Đất – Địa lí 6 - soanbaitap.com

Bài 12: Tác động của nội lực và ngoại lực trong việc hình thành địa hình bề mặt Trái Đất - Địa lí 6

Bài 12: Tác động của nội lực và ngoại lực trong việc hình thành địa hình bề mặt Trái Đất - Địa lí 6 thuộc:  CHƯƠNG II. CÁC THÀNH PHẦN TỰ NHIÊN CỦA TRÁI ĐẤT

Lý thuyết:

Nội lực và ngoại lực là hai lực đối nghịch nhau. Chúng xảy ra đồng thời, tạo nên địa hình bề mặt Trái Đất.

1. Tác động của nội lực và ngoại lực.

- Nội lực: là lực sinh ra bên trong trái đát làm thay đổi vị trí lớp đá của vá Trái Đất dẫn tối hình thành địa hình như tạo núi, tạo hoạt động núi lửa và động đất.

- Ngoại lực: là những lực xẩy ra bên trên bề mặt đất, chủ yếu là quá trình phong hoá các loại đá và quá trình xâm thực sự vỡ vụn của đá do nhiệt độ không khí.

- Nội lực và ngoại lực là hai lực đối nghịch nhau xẩy ra đồng thời, tạo nên địa hình bề mặt Trái Đất.

Câu hỏi cuối bài:

1 .Tại sao người ta lại nói rằng: nội lực và ngoại lực là hai lực đối nghịch nhau?

Người ta nói nội lực và ngoại lực đối nghịch nhau vì:

-    Nội lực là những lực sinh ra ở bên trong Trái Đất, tác động lực làm cho các lớp đá bị nén ép, uốn nếp, đứt gãy hoặc đẩy vật chất nóng chảy dưới sâu ra ngoài mặt đất, kết quả là nâng cao hoặc hạ thấp địa hình, làm cho bề mặt đất lồi lõm, gồ ghề.

-    Ngoại lực là những lực sinh ra ở bên ngoài, trên bề mặt đất, gồm các quá trình phong hóa và xâm thưc, có tác động làm san bằng, hạ thấp địa hình.

2. Núi lửa đã gây tác hại nhiều cho con người, nhưng tại sao quanh các núi lửa vẫn có dân cư sinh sống?

Tác hại của núi lửa rất khủng khiếp, nhưng dung nham núi lửa sau khi bị phong hoá sẽ tạo thành loại đất tốt,  thuận lợi cho sản xuất nồng nghiệp. Vì vậy, vẫn có sức hấp dẫn đối với cư dân quanh vùng về sản xuất nông nghiệp.

Ví dụ: Ở Việt Nam, dung nham núi lừa bao phủ những miền rộng lớn ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Những khu vực này có đất đỏ ba dan rất màu mỡ thích hợp với việc trồng các cây công nghiệp như (cà phê, hồ tiêu, cao su,...), cây nông nghiệp (ngô, lạc, đỗ...) và trồng rừng nên cũng là nơi tập trung dân cư ở nước ta.

3. Con người đã có những biện pháp gì để hạn chế bớt những thiệt hại do động đất gây ra?

Biện pháp hạn chế thiệt hại do động đất gây ra:

- Thiết kế nhà có khả năng trượt như móng nhà lò xo, cấu trước máng nước cho móng nhà dựa trên cơ sở chuyển động trượt.

- Xây nhà bằng vật liệu gỗ để tăng khả năng chống sốc khi có động đất xảy ra.

- Lắp đặt hệ thống giám sát động đất để kịp thời báo động khi có dấu hiệu xảy ra.

- Lập các trạm nghiên cứu, dự báo trước để kịp thời sơ tán dân khỏi vùng nguy hiểm.

- Giáo dục về biện pháp ứng phó thảm họa động đất cho người dân để nâng cao ý thức chủ động bảo vệ bản thân.

Bài 12: Tác động của nội lực và ngoại lực trong việc hình thành địa hình bề mặt Trái Đất - Địa lí 6 được đăng ở chuyên mục Giải địa 6 và biên soạn theo sách địa lý 6. Được hướng dẫn biên soạn bởi các thầy cô giáo dạy Giỏi Địa học tư vấn, nếu thấy hay hãy chia sẻ và comment  để nhiều bạn khác cùng học tập cùng.

 



#soanbaitap
Nguồn : Bài 12: Tác động của nội lực và ngoại lực trong việc hình thành địa hình bề mặt Trái Đất – Địa lí 6 - soanbaitap.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét