Thứ Năm, 20 tháng 2, 2020

Bài 24: Biển và đại dương - soanbaitap.com

Bài 24: Biển và đại dương

Bài 24: Biển và đại dương thuộc:  CHƯƠNG II. CÁC THÀNH PHẦN TỰ NHIÊN CỦA TRÁI ĐẤT

Luyện tập:

Các biển và đại dương trên Trái Đất đều thông với nhau. Độ muối trung bình của nước biển là 35%

1. Độ muối của nước biển và đại dương

- Nước biển và đại dương có độ muối trung bình 35%o.

- Độ muối là do: Nước sông hòa tan các loại muối từ đất, đá trong lục địa đưa ra.

- Độ muối của biển và các đại dương không giống nhau: Tùy thuộc vào nuồn nước chảy vào biển nhiều hay ít và độ bốc hơi lớn hay nhỏ.

Ví dụ: Biển Việt Nam: 33%o, Biển Ban tích: 32%o, Biển Hồng Hải: 41%o…

2. Sự vận động của nước biển và đại dương

Có 3 sự vận động chính:

a. Sóng

- Sóng là hình thức dao động tại chỗ của nước biển và đại dương.

- Nguyên nhân sinh ra sóng biển biển chủ yếu do gió, động đất ngầm dưới đáy biển sinh ra sóng thần.

b. Thủy triều

- Thủy triều là hiện tượng nước biển có lúc dâng lên, lấn sâu vào đất liền, có lúc lại rút xuống, lùi tít ra xa.

- Nguyên nhân sinh ra thủy triều là do sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời.

- Có 3 loại thủy triều:

+ Bán nhật triều: Mỗi ngày thủy triều lên xuống 2 lần.

+ Nhật triều: Mỗi ngày lên xuống 1 lần

+ Triều không đều: Có ngày lên xuống 1 lần, có ngày lại 2 lần.

- Việt Nam có đủ cả 3 loại thủy triều trên.

+ Triều cường:  Ngày trăng tròn (giữa tháng) và ngày không trăng (đầu tháng)

+ Triều kém:  Ngày trăng lưỡi liềm (đầu tháng) Ngày trăng lưỡi liềm (cuối tháng)

c. Các dòng biển

- Dòng biển là hiện tượng chuyển động của lớp nước biển trên mặt tạo thành các dòng chảy trong các biển và đại dương.

- Nguyên nhân sinh ra dòng biển là do các loại gió thổi thường xuyên ở Trái Đất như gió Tín phong, Tây ôn đới

- Có 2 loại dòng biển: dòng biển nóng và dòng biển lạnh.

Câu hỏi cuối bài:

1. Vì sao độ muối của các biển và đại dương lại khác nhau?

Độ muối của các biển và đại dương khác nhau, tuỳ thuộc vào nguồn nước sông chảy vào nhiều hay ít, độ bốc hơi lớn hay nhỏ.

2. Hãy nêu nguyên nhân của hiện tượng thuỷ triều trên Trái Đất.

Nguyên nhân của hiện tượng thuỷ triều trên Trái Đất là do sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời. Chính sức hút này đã làm cho nước ở các biển và đại dương vận động lên xuống sinh ra thuỷ triều trong ngày và những thời kì triều cường, triều kém trong tháng.

3. Tại sao các dòng biển lại có ảnh hưởng lớn đến khí hậu của các vùng đất ven biển mà chúng chảy qua?

Các dòng biển có ảnh hưởng lớn đến khí hậu của các vùng đất ven biển mà chúng chảy qua:

- Các dòng biển như những dòng sông chảy trên biển, chảy thành dòng và có nhiệt độ cao hơn (dòng biển nóng) hoặc thấp hơn (dòng biển lạnh) nước của vùng biển mà nó chảy qua.

+ Ở những nơi có dòng biển nóng đi qua thì nước biển dễ bay hơi (do nhiệt độ nước biển cao) tạo thành mây và gây mưa cho những khu vực gần đó ⟶ khí hậu ẩm ướt, nhiều mưa.

+ Ngược lại, ở những nơi có dòng biển lạnh đi qua (nhiệt độ nước biển thấp) nước không thể bay hơi được và hậu quả là những khu vực gần đó rất ít khi có mưa, ví dụ như là sa mạc Sahara. ⟶ khí hậu khô hạn, ít mưa.

Bài 24: Biển và đại dương được đăng ở chuyên mục Giải địa 6 và biên soạn theo sách địa lý 6. Được hướng dẫn biên soạn bởi các thầy cô giáo dạy Giỏi Địa học tư vấn, nếu thấy hay hãy chia sẻ và comment  để nhiều bạn khác cùng học tập cùng.

 

 



#soanbaitap
Nguồn : Bài 24: Biển và đại dương - soanbaitap.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét