Thứ Ba, 18 tháng 2, 2020

Bài 27. Quá trình hình thành quần thể thích nghi - soanbaitap.com

Bài 27. Quá trình hình thành quần thể thích nghi

Bài 27. Quá trình hình thành quần thể thích nghi thuộc PHẦN SÁU. TIẾN HÓA và là CHƯƠNG I. BẰNG CHỨNG VÀ CƠ CHẾ TIẾN HÓA

Lý thuyết:

Khái niệm thích nghi, cơ chế hình thành các đặc điểm thích nghi, tính hợp lí tương đối của đặc điểm thích nghi, đa hình cân bằng trong quần thể.

Thích nghi là khả năng của sinh vật có thể biến đổi hình thái, giải phẫu, sinh lí, phản ứng phù hợp với điều kiện sống, giúp chúng tồn tại và phát triển.

Cơ chế di truyền của quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi

Theo quan niệm hiện đại, sự hình thành mỗi đặc điểm thích nghi (thích nghi kiểu gen) trên cơ thể sinh vật là kết quả của một quá trình lịch sử chịu sự chi phối của 3 nhân tố chủ yếu: quá trình đột biến, quá trình giao phối và quá trình chọn lọc tự nhiên.

Quá trình đột biến : tạo ra alen  mới, tạo ra các kiểu hình mới cung cấp nguyên liệu ban đầu cho chọn lọc.

Quá trình giao phối phát tán đột biến có lợi, tạo các tổ hợp gen thích nghi.

Quá trình chọn lọc tự nhiên sàng lọc các kiểu hình, loại bỏ các kiểu hình bất lợi và củng cố các kiểu hình có lợi → làm tăng tần số tương đối của đột biến có lợi hay tổ hợp gen thích nghi.

→ Quá trình hình thành quần thể thích nghi xảy ra nhanh hay chậm tùy thuộc vào: (1) quá trình phát sinh và tích lũy các gen đột biến ở mỗi loài, (2) tốc độ sinh sản của loài, (3) áp lực CLTN.

Tính hợp lí tương đối: Mỗi đặc điểm thích nghi là sản phẩm của chọn lọc tự nhiên trong hoàn cảnh nhất định nên chỉ có ý nghĩa trong hoàn cảnh phù hợp. Khi hoàn cảnh thay đổi, một đặc điểm vốn có lợi có thể trở thành bất lợi và bị thay thế bởi đặc điểm thích nghi hơn.

Trường hợp trong quần thể song song tồn tại một số loại kiểu hình ở trạng thái cân bằng ổn định, không một dạng nào có ưu thế trội hơn hẳn để có thể hoàn toàn thay thế các dạng khác, đó là hiện tượng đa hình cân bằng.

Câu hỏi cuối bài:

1. Hãy sưu tập các hình ảnh về các đặc điểm thích nghi và giải thích đặc điểm đó đem lại giá trị thích nghi như thế nào đối với sinh vật đó.

Thích nghi là khả năng của sinh vật có thể biến đổi hình thái, giải phẫu, sinh lí, phản ứng phù hợp với điều kiện sống, giúp chúng tồn tại và phát triển.

Con bọ có hình dạng như chiếc lá, giúp chúng tránh được kẻ thù

Bọ que có hình dạng như cành cây, giúp chúng rình mồi và tránh kẻ thù

2. Hãy đưa ra một giả thuyết giải thích quá trình hình thành một quần thể cây có khả năng kháng lại một loài côn trùng từ một quần thể ban đầu bị sâu phá hoại.

- Do đột biến gen hoặc biến dị tổ hợp, một số cây trồng tình cờ sản sinh ra một số chất độc (sản phẩm phụ của quá trình trao đổi chất). Chất này được tích lại trong không bào. Trong điều kiện bình thường, không có sâu hại, những cây có chứa các chất độc này phát triển chậm hoặc yếu hơn vì phải tiêu tốn thêm năng lượng ngăn chặn tác hại của chất độc đối với chính mình hoặc bài tiết chất độc ra ngoài nên số lượng cây này không tăng lên được. Tuy nhiên, khi có sâu hại xuất hiện thì hầu hết các cây khác bị sâu tiêu diệt chỉ còn lại một số cây có chất độc trong lá hoặc thân có thể tồn tại và phát triển được. Số cây này nhanh chóng phát triển thành quần thể cây trồng kháng sâu nếu áp lực chọn lọc ngày một tăng.

3. Giải thích tại sao các loài nấm độc lại thường có màu sắc sặc sỡ?

Thích nghi là khả năng của sinh vật có thể biến đổi hình thái, giải phẫu, sinh lí, phản ứng phù hợp với điều kiện sống, giúp chúng tồn tại và phát triển.

- Màu sắc sặc sỡ của nấm được gọi là màu sắc cảnh báo. Đây là một đặc điểm thích nghi vì nó “cảnh báo” cho các động vật ăn nấm chúng chứa chất độc.

- Thực tế, khi động vật ăn phải nấm độc có màu sắc sặc sỡ thì sau đó nhìn thấy nấm có màu sắc sặc sỡ sẽ sợ không dám ăn nên những cây nấm có màu sắc sặc sỡ phát triển mạnh.

4. Một số loài sinh vật có các đặc điểm giống các đặc điểm thích nghi của loài sinh vật khác, người ta gọi đó là các đặc điếm “bắt chước". Ví dụ một số loài côn trùng không có chứa chất độc lại có màu sắc sặc sỡ giống màu sắc của loài côn trùng có chứa chất độc. Đặc điểm bắt chước đó đem lại giá trị thích nghi như thế nào đối với loài côn trùng không có chất độc tự vệ?

- Những loài côn trùng độc thường có màu sắc sặc sỡ gọi là màu sắc cảnh báo khiến cho các sinh vật khác không dám ăn chúng.

- Các loài khác sống cùng với loài côn trùng độc này nếu tình cờ có đột biến làm cho cá thể nào đó có màu sắc sặc sỡ giống màu sắc cùa loài côn trùng độc thì cá thể đó cũng được lợi vì rằng các loài thiên địch của chúng tưởng đây là loài độc sẽ không dám ăn mặc dù những sinh vật có đặc điểm “bắt chước” không chứa chất độc.

5. Tại sao lúc đầu ta dùng một loại hoá chất thì diệt được tới trên 90% sâu tơ hại bắp cải nhưng sau nhiều lần phun thuốc thì hiệu quả diệt sâu của thuổc diệt lại giảm dần?

Trong quần thể tồn tại những gen kháng thuốc, sau nhiều lần phun thuốc đã tạo nên môi trường thúc đẩy áp lực chọn lọc tự nhiên, các cá thể mang gen kháng thuốc còn sống, các cá thể không mang gen kháng thuốc thì bị tiêu diệt, dẫn tới gen kháng thuốc phát tán rộng trong quần thể ở các thế hệ sau nên ở các lần phun sau, lượng sau bị chết ít hơn, hiệu quả của thuốc giảm.

Bài 27. Quá trình hình thành quần thể thích nghi được đăng ở chuyên mục Giải sinh 12 và biên soạn theo sách sinh học 12. Được hướng dẫn biên soạn bởi các thầy cô giáo dạy Giỏi Sinh học tư vấn, nếu thấy hay hãy chia sẻ và comment  để nhiều bạn khác cùng học tập cùng.

 



#soanbaitap
Nguồn : Bài 27. Quá trình hình thành quần thể thích nghi - soanbaitap.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét