Thứ Ba, 18 tháng 2, 2020

Bài 25. Học thuyết Lamac và học thuyết Đacuyn - soanbaitap.com

Bài 25. Học thuyết Lamac và học thuyết Đacuyn

Bài 25. Học thuyết Lamac và học thuyết Đacuyn thuộc PHẦN SÁU. TIẾN HÓA và là CHƯƠNG I. BẰNG CHỨNG VÀ CƠ CHẾ TIẾN HÓA

Lý thuyết:

Học thuyết Lamac: nguyên nhân và kết quả; học thuyết Đacuyn: nguyên nhân, kết quả, ưu điểm và hạn chế của học thuyết.

Học thuyết Lamac:

Nguyên nhân hình thành:

Kết quả học thuyết: Từ 1 loài ban đầu đã hình thành các loài khác nhau thích nghi với điều kiện sống khác nhau và không có loài nào bị diệt vong

Học thuyết Đacuyn:

Nguyên nhân hình thành: Trong quần thể tự nhiên đã tồn tại sẵn những biến dị. Khi môi trường thay đổi những cá thể nào có biến dị có lợi giúp sinh vật tồn tại và phát triển thì khả năng sống sót và sinh sản cao hơn, những cá thể nào có những biến dị có hại thì bị đào thải.

Kết quả của học thuyết:

Ưu điểm của học thuyết:

Hạn chế của học thuyết:

Câu hỏi cuối bài:

1. Hãy trình bày các luận điểm chính của học thuyết Lamac.

- Do môi trường sống thay đổi nên sinh vật phải chủ động thay đổi tập quán hoạt động của các cơ quan để thích nghi với điều kiện sống mới.

- Những cơ quan nào hoạt động nhiều thì sẽ ngày một phát triển còn những cơ quan nào ít hoạt động hoặc không thì sẽ ngày một tiêu biến.

- Những tính trạng thích nghi được hình thành do sự thay đổi tập quán hoạt động của các cơ quan có thể di truyền được từ thế hệ này sang thế hệ khác.

2. Hãy trình bày nội dung chính của học thuyết Đacuyn.

- Các cá thể sinh vật luôn phải đấu tranh với nhau để giành quyền sinh tồn (Đacuyn gọi là đấu tranh sinh tồn) và do vậy chỉ một số ít cá thể sinh ra được sống sót qua mỗi thế hệ.

- Trong cuộc đấu tranh sinh tồn, những cá thể sinh vật nào có biến dị di truyền giúp chúng thích nghi tốt hơn dẫn đến khả năng sống sót và khả năng sinh sản hơn cá thể khác thì những cá thể đó sẽ để lại nhiều con hơn cho quần thể. Theo thời gian, số lượng cá thể có các biến dị thích nghi sẽ ngày một tăng và số lượng cá thế các biến dị không thích nghi sẽ ngày một giảm. Đacuyn gọi quá trình này là chọn lọc tự nhiên

- Quá trình chọn lọc tự nhiên về cơ bản cũng giống như quá trình chọn giống vật nuôi cây trồng của con người.

3. Nêu những khác biệt giữa học thuyết Đacuyn với học thuyết Lamac.

-> Sự khác biệt cơ bản giữa học thuyết Đacuyn với học thuyết Lamac là: Học thuyết Đacuyn đã nêu được cơ chế tiến hoá chính hình thành nên các loài là CLTN còn học thuyết Lamac không nêu được cơ chế đúng giải thích cho quá trình biến đổi của loài.

4. Trình bày sự khác biệt giữa chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo.

Chọn lọc tự nhiên: tích lũy các biến dị có lợi, đào thải các biến dị cho hại cho bản thân sinh vật

Chọn lọc nhân tạo: tích lũy các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại cho mục tiêu sản xuất của con người

Câu nào trong số các câu nêu dưới đây nói về CLTN là đúng với quan niệm của Đacuyn?

A. CLTN thực chất là sự phân hoá về khả năng sống sót của các cá thể.

B. CLTN thực chất là sự phân hoá về khả năng sinh sản của các kiểu gen.

C. CLTN thực chất là sự phân hoá về mức độ thành đạt sinh sản của các cá thể có các kiểu gen khác nhau.

D. CLTN thực chất là sự phân hoá về khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể.

Theo Dacuyn: thực chất của CLTN là sự phân hoá về khả năng sống sót của các cá thể. Vào thời điểm đó, Đacuyn chưa phân biệt các biến dị di truyền và không di truyền nên trong quan điểm của Đacuyn không có sự phân hóa về khả năng sinh sản.

Chọn A.

Bài 25. Học thuyết Lamac và học thuyết Đacuyn được đăng ở chuyên mục Giải sinh 12 và biên soạn theo sách sinh học 12. Được hướng dẫn biên soạn bởi các thầy cô giáo dạy Giỏi Sinh học tư vấn, nếu thấy hay hãy chia sẻ và comment  để nhiều bạn khác cùng học tập cùng.

 



#soanbaitap
Nguồn : Bài 25. Học thuyết Lamac và học thuyết Đacuyn - soanbaitap.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét