Bài 18: Thời tiết, khí hậu và nhiệt độ không khí
Bài 18: Thời tiết, khí hậu và nhiệt độ không khí thuộc: CHƯƠNG II. CÁC THÀNH PHẦN TỰ NHIÊN CỦA TRÁI ĐẤT
Lý thuyết:
Thời tiết là sự biểu hiện hiện tượng khí tượng ở một địa phương trong một thời gian ngắn nhất định.
1. Thời tiết và khí hậu
a. Thời tiết
- Thời tiết là sự biểu hiện hiện tượng khí tượng ở một địa phương trong một thời gian ngắn nhất định.
- Thời tiết luôn thay đổi.
b. Khí hậu
- Khí hậu của một nơi là sự lặp đi lặp lại tình hình thời tiết ở nơi nào đó, trong một thời gian dài, từ năm nay này qua năm khác và đã trở thành quy luật.
2. Nhiệt độ không khí và cách đo nhiệt độ không khí
a. Nhiệt độ không khí
Khi các tia bức xạ mặt trời đi qua khí quyển, mặt đất hấp thụ lượng nhiệt của mặt trời, rồi bức xạ lại vào không khí nóng lên. Độ nóng, lạnh đó gọi là nhiệt độ không khí.
b. Cách tính nhiệt độ trung bình
- Đo nhiệt độ không khí bằng nhiệt kế.
- Để nhiệt kế trong bóng râm, cách mặt đất 2m
- Nhiệt độ trung bình ngày: đo 3 lần các giờ 5giờ, 13giờ, 21giờ.
- Nhiệt độ trung bình tháng: nhiệt độ các ngày chia số ngày
- Nhiệt độ trung bình năm: nhiệt độ các tháng chia 12 tháng.
3. Sự thay đổi nhiệt độ của không khí
a. Nhiệt độ không khí thay đổi tùy theo vị trí xa hay gần biển
Nhiệt độ không khí ở những miền nằm gần biển và những miền nằm sâu trong lục địa có sự khác nhau.
b. Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao:
- Càng lên cao nhiệt độ không khí càng giảm.
- Cứ lên cao 100 m nhiệt độ lại giảm 0,6 độ C.
c. Nhiệt độ không khí thay đổi theo vĩ độ:
- Nhiệt độ không khí giảm dần theo vĩ độ:
- Vùng vĩ độ thấp: nhiệt độ cao.
- Vùng vĩ độ cao: nhiệt độ thấp.
Câu hỏi cuối bài:
1. Thời tiết khác khí hậu ở điểm nào?
- Thời tiết là sự biểu hiện của các hiện tượng khí tượng xảy ra trong một thời gian ngắn ở một địa phương,
- Khí hậu là sự lặp đi lặp lại của tình hình thời tiết ở một địa phương trong nhiều năm.
2. Tại sao lại có sự khác nhau giữa khí hậu đại dương và khí hậu lục địa?
Có sự khác nhau giữa khí hậu đại dương và khí hậu lục địa là do:
Đặc tính hấp thụ và tỏa nhiệt của đất và nước khác nhau: nước hấp thụ và tỏa nhiệt chậm hơn mặt đất.
⟶ Dẫn đến sự khác nhau về nhiệt độ giữa đất và nước, làm cho không khí ở bề mặt lục địa và bề mặt đại dương khác nhau.
3. Tại sao không khí trên mặt đất không nóng nhất vào lúc 12 giờ trưa (lúc bức xạ mặt trời mạnh nhất) mà lại nóng nhất vào lúc 13 giờ?
Không khí trên mặt đất không nóng nhất vào lúc 12 giờ trưa (lúc bức xạ mặt trời mạnh nhất) mà lại nóng nhất vào lúc 13 giờ. Vì:
Không khí nóng lên chủ yếu do quá trình toả nhiệt của bề mặt đất (bức xạ sóng dài). Lúc 12 giờ trưa tuy lượng bức xạ mặt trời lớn nhất (bức xạ sóng ngắn), nhưng mặt đất vẫn cần một thời gian để truyền nhiệt cho không khí; vì thế đến 13 giờ mới là lúc không khí nóng nhất.
4. Người ta tính nhiệt độ trung bình tháng và trung bình năm như thế nào?
- Để tính nhiệt độ trung bình tháng người ta cộng trị số của nhiệt độ các ngày trong tháng rồi chia cho sổ ngày trong tháng. Trị số trung bình này là nhiệt độ trung bình tháng.
- Để tính nhiệt độ trung bình năm, người ta cộng trị số trung bình của nhiệt độ các tháng trong năm rồi chia cho 12 tháng. Trị số trung bình này là nhiệt độ trung bình năm.
Bài 18: Thời tiết, khí hậu và nhiệt độ không khí được đăng ở chuyên mục Giải địa 6 và biên soạn theo sách địa lý 6. Được hướng dẫn biên soạn bởi các thầy cô giáo dạy Giỏi Địa học tư vấn, nếu thấy hay hãy chia sẻ và comment để nhiều bạn khác cùng học tập cùng.
#soanbaitap
Nguồn : Bài 18: Thời tiết, khí hậu và nhiệt độ không khí - soanbaitap.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét