Thứ Năm, 20 tháng 2, 2020

Bài 25. Thế giới rộng lớn và đa dạng - soanbaitap.com

Bài 25. Thế giới rộng lớn và đa dạng

Bài 25. Thế giới rộng lớn và đa dạng thuộc: Phần 3: THIÊN NHIÊN VÀ CON NGƯỜI Ở CÁC CHÂU LỤC và là Chương V - MÔI TRƯỜNG VÙNG NÚI. HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở VÙNG NÚI

Lý thuyết:

Trong cuộc sống và học tập, chúng ta thường gặp hai khái niệm : lục địa và Châu lục. Hai khái niệm này khác nhau như thế nào ?

Trong cuộc sống và học tập, chúng ta thường gặp hai khái niệm : lục địa và Châu lục. Hai khái niệm này khác nhau như thế nào ?
Lục địa là khối đất liền rộng hàng triệu ki lô mét vuông, có biển và đại dương bao quanh. Sự phân chia các lục địa mang ý nghĩa về mặt tự nhiên là chính. Trên thế giới có sáu lục địa là lục địa Á - Âu, lục địa Phi, lục địa Bắc Mĩ, lục địa Nam Mĩ, lục địa Ô-xtrây-li-a. lục địa Nam Cực và bốn đại dương là Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương.
Châu lục bao gồm phần lục địa và các đảo, quần đảo chung quanh. Sự phân chia này chủ yếu mang ý nghĩa lịch sử, kinh tế. chính trị. Trên thế giới có sáu châu là châu Á, châu Au, châu Phi, châu Mĩ, châu Đại Dương và châu Nam Cực.

Hiện nay trên thế giới có hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Hiện nay trên thế giới có hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Người ta thường dựa vào các chi tiêu : thu nhập bình quân đầu người, tỉ lệ tử vong na trẻ em ... hoặc chỉ số phát triển con người (HDI) để phân loại các quốc gia trên thế giới và đánh giá sự phát triển kinh tế - xã hội của từng nước, từng châu lục.
Các quốc gia phát triển có thu nhập bình quân đầu người trên 20000 USD/năm, 1 lệ tử vong của trẻ em thường rất thấp và chỉ số phát triển con người từ 0,7 đến gần bằng 1.
Các quốc gia đang phát triển có thu nhập bình quân đầu người dưới 20000 USD/năm, tỉ lệ tử vong của trẻ em thường khá cao và chỉ số phát triển con người dưới 0,7.
Ngoài ra, còn có các cách phân loại khác. Thí dụ, căn cứ vào cơ cấu kinh tế, người ta chia các quốc gia trên thế giới ra các nhóm nước : nước công nghiệp, nước nông nghiệp...

Câu hỏi cuối bài:

Bài 1. Tại sao nói thế giới chúng ta đang sống thật rộng lớn và đa dạng?

Bài 1. Tại sao nói thế giới chúng ta đang sống thật rộng lớn và đa dạng?
Trả lời:
Trên thế giới có tới 6 châu lục và 4 đại dương, địa bàn sinh sống của con người ngày càng mở rộng, con người đã có mặt trên tất cả các châu lục, trên các đảo ngoài khơi xa và khi trình độ khoa học kĩ thuật càng cao thì sự vươn tới của con người càng rộng.
Thế giới chúng ta đang sống thật đa dạng vì các quốc gia và vùng lãnh thổ luôn có sự khác nhau về tự nhiên, chế độ chính trị, khác nhau về phong tục, tập quán, tín ngưỡng, văn hoá, về hình thức sản xuất, về trình độ văn minh, quan niệm sống và cả mức sống.

2. Dựa vào kiến thức đã học và các số liệu trong bảng (trang 81 sgk Địa lí 7), sắp xếp các quốc gia trong bảng 81 SGK thành 2 nhóm nước : phát triển và đang phát triển (số liệu năm 1997).

- Các nước phát triển : Hoa Kì, Đức. Vì các nước này có thu nhập bình quân đầu người trên 20000 USD, chỉ số HDI cao (từ 0,7 đến 1), nhưng tỉ lệ tử vong trẻ em lại thấp.
- Các nước đang phát triển : An-giê-ri, A-rập Xê-Út, Bra-xin. Vì các nước này có thu nhập bình quân đầu người thấp (dưới 20000 USD), chỉ số HDI thấp (dưới 0,7), nhưng tỉ lệ tử vong lại cao.

Bài 25. Thế giới rộng lớn và đa dạng được đăng ở chuyên mục Giải địa 7 và biên soạn theo sách địa lý 7. Được hướng dẫn biên soạn bởi các thầy cô giáo dạy Giỏi Địa học tư vấn, nếu thấy hay hãy chia sẻ và comment  để nhiều bạn khác cùng học tập cùng.

 

 

 

 

 



#soanbaitap
Nguồn : Bài 25. Thế giới rộng lớn và đa dạng - soanbaitap.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét