Bài 27: Lớp vỏ sinh vật. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố thực, động vật trên trái đất
Bài 27: Lớp vỏ sinh vật. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố thực, động vật trên trái đất thuộc: CHƯƠNG II. CÁC THÀNH PHẦN TỰ NHIÊN CỦA TRÁI ĐẤT
Lý thuyết:
Các sinh vật sống trên bề mặt Trái Đất tạo thành lớp vỏ sinh vật
1. Lớp vỏ sinh vật
- Các sinh vật sống trên bề mặt trái đất tạo thành lớp vỏ sinh vật.
- Sinh vật xâm nhập trong lớp đất đá, khí quyển, thuỷ quyển.
2. Các nhân tố tự nhiên có ảnh hưởng đến sự phân bố thực vật, động vật
a. Đối với thực vật
- Khí hậu là yếu tố tự nhiên có ảnh hưởng rõ rệt đến sự phân bố và đặc điểm của thực vật
- Trong yếu tố khí hậu lượng mưa và nhiệt độ ảnh hưởng lớn tới sư phát triển của thực vật
- Ảnh hưởng của địa hình tới sự phân bố thực vật
+Thực vật chân núi rừng lá rộng
+Thực vật sườn núi rừng lá hỗn hợp
+Thực vật sườn cao gần đỉnh lá kim
- Đất có ảnh hưởng tới sự phân bố thực vật. Các loại đất có chất dinh dưỡng khác nhau nên thực vật khác nhau.
b. Đối với động vật
- Khí hậu ảnh hưởng đến sự phân bố động vật trên Trái Đất.
- Động vật chịu ảnh hưởng khí hậu ít hơn vì động vật có thể di chuyển
c. Mối quan hệ giữa thực vật với động vật
- Sự phân bố các loài thực vật có ảnh hưởng sâu sắc tới sự phân bố các loài động vật.
- Thành phần, mức độ tập trung của thực vật ảnh hưởng tới sự phân bố các loài động vật.
3. Ảnh hưởng của con người tới sự phân bố các loài động vật, thực vật trên Trái Đất
a. Tích cực
- Mang giống cây trồng, vật nuôi từ nơi khác nhau để mở rộng sự phân bố.
- Cải tạo nhiều giống cây trồng vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao.
b. Tiêu cực
- Phá rừng bừa bãi ảnh hưởng tiêu cực thực vật, động vật mất nơi cư trú sinh sống.
- Ô nhiễm môi trường do phát triển công nghiệp, phát triển dân số, dẫn đến thu hẹp môi trường sống sinh vật.
Câu hỏi cuối bài:
1. Hãy nêu ảnh hưởng của khí hậu đến sự phân bố thực, động vật trên Trái Đất.
Ảnh hưởng của khí hậu tới sự phân bố thực, động vật thế giới rất rõ rệt:
* Thực vật: khí hậu ảnh hưởng rõ rệt đến sự phân bố thực vật
- Tùy theo đặc điểm khí hậu mỗi nơi sẽ có các loài thực vật khác nhau:
+ Vùng nhiệt đới, xích đạo ẩm ướt, nhiệt độ độ ẩm lớn phù hợp với ác loài có nguồn gốc nhiệt đới (các loài cây gỗ như lim, sến, táu; hoa quả nhiệt đới như chuối, cam, sầu riêng, nhãn, thanh long, xoài; cây lương thực như lúa gạo, sắn...).
+ Vùng ôn đới phù hợp với các loài cây ưa nền nhiệt trung bình, khô ráo, độ ẩm thấp: lúa mì, củ cải đường; các loài cây trong rừng thuộc họ lá kim (thông)...
- Khí hậu quyết định mức độ phong phú hay nghèo nàn của thực vật:
+ Vùng xích đạo nóng quanh năm, thuận lợi cho sự phát triển của rừng rậm, các loại thực vật mọc chen chúc thành nhiều tầng.
+ Miền cực có khí hậu giá lạnh gần như quanh năm nên thực vật sinh sống rất khó khăn; chỉ có một số rất ít thực vật ià tồn tại được ở đây (như rêu, địa y...).
+ Vùng hoang mạc nhiệt đới khô hạn thực vật cũng không phát triển, chỉ có một số loài thuộc họ xương rồng.
* Động vật: chịu ảnh hưởng của khí hậu ít hơn thực vật, vì động vật có thể di chuyển.
- Tùy theo đặc điểm khí hậu cũng có sự phân bố các loài động vật phù hợp:
+ Miền nhiệt đới phù hợp với các loài động vật ưa nhiệt ẩm cao: bò, voi, sư tử, kanguru, hươu cao cổ...
+ Miền khí hậu lạnh giá phù hợp với giới hạn sinh thái của các loài ưa lạnh như tuần lộc, gấu trắng, chim cánh cụt...
+ Miền hoang mạc thích hợp với sự sinh trưởng của loài lạc đà, cừu, ngựa...là những loài ưa nền nhiệt cao, khô hạn.
- Một số loài động vật thích nghi với khí hậu bằng cách ngủ đông (rắn, gấu,...) hoặc di cư theo mùa (nhạn, én, hồng hạc,...).
2. Tại sao lại nói rằng sự phân bố các loài thực vật có ảnh hưởng đến sự phân bố các loài động vật?
Sự phân bố các loại thực vật ảnh hưởng tới sự phân bố các loại động vật vì có động vật ăn thực vật mới có động vật ăn thịt. Bởi vậy chúng ta thấy động vật ăn cỏ và động vật ăn thịt sẽ cùng sống trong một môi trường thực vật nhất định.
VD. Miền đồng cỏ nhiệt đới: các loài động vật ăn cỏ phát triển như hươu cao cổ, ngựa vằn, voi...; bên cạnh đó có các loài động vật ăn thịt như sư tử, đại bàng, hổ,...những loài này sẽ săn bắt các đàn hươu, ngựa để làm thức ăn cho chúng.
3. Con người có ảnh hưởng đến sự phân bố thực, động vật trên Trái Đất như thế nào?
Con người ảnh hưởng rất lớn tới sự phân bố thực, động vật trên Trái Đất. Điều này thể hiện ở hai mặt:
- Mở rộng sự phân bố của thực, động vật khi mang những giống cây trồng vật nuôi từ nơi này đến nơi khác.
Ví dụ- người châu Âu mang cừu sang nuôi ở ô-xtrây-li-a, đem cao su từ Bra-xin sang trồng ở Đông Nam Á.
- Thu hẹp nơi sinh sống của nhiều loài thực, động vật: con người khai thác rừng bừa bãi làm nhiều loài động vật mất nơi cư trú, phải di chuyển đến nơi khác, săn bắn làm nhiều loài động vật quý hiếm bị diệt vong.
Bài 27: Lớp vỏ sinh vật. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố thực, động vật trên trái đất được đăng ở chuyên mục Giải địa 6 và biên soạn theo sách địa lý 6. Được hướng dẫn biên soạn bởi các thầy cô giáo dạy Giỏi Địa học tư vấn, nếu thấy hay hãy chia sẻ và comment để nhiều bạn khác cùng học tập cùng.
#soanbaitap
Nguồn : Bài 27: Lớp vỏ sinh vật. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố thực, động vật trên trái đất - soanbaitap.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét