Thứ Hai, 24 tháng 2, 2020

Bài 32. Các khu vực châu Phi - soanbaitap.com

Bài 32. Các khu vực châu Phi

Bài 32. Các khu vực châu Phi thuộc: Phần 3: THIÊN NHIÊN VÀ CON NGƯỜI Ở CÁC CHÂU LỤC và là Chương VI. CHÂU PHI

Lý thuyết:

Khu vực Nam Phi có độ cao trung bình hơn l000 m. Phần trung tâm trũng xuống tạo thành bồn địa Ca-la-ha-ri. Phần đông nam được nâng lên rất cao tạo thành dãy Đrê-ken-béc, ăn ra sát biển, cao hơn 3000m, tựa như một bức thành đồ sộ.

a) Khái quát tự nhiên
Khu vực Nam Phi có độ cao trung bình hơn l000 m. Phần trung tâm trũng xuống tạo thành bồn địa Ca-la-ha-ri. Phần đông nam được nâng lên rất cao tạo thành dãy Đrê-ken-béc, ăn ra sát biển, cao hơn 3000m, tựa như một bức thành đồ sộ.
Phần lớn khu vực Nam Phi nằm trong môi trường nhiệt đới, nhưng ấm và dịu hơn khu vực Bắc Phi. Phần phía đông, nhờ ảnh hưởng của dòng biển nóng và gió đông nam thổi từ đại dương vào nên thời tiết quanh năm nóng, ẩm và mưa tương SM nhiều. Trên các đồng bằng duyên hải và sườn núi hướng ra biển có rừng nhiệt á-Ti bao phủ. Càng đi sâu vào. nội địa, lượng mưa càng giảm, khí hậu trở nên khô hạn dần, rừng nhiệt đới ẩm chuyển sang rừng thưa rồi xavan. Rừng thưa và xavan ở Nam Phi có diện tích khá rộng với giới động vật phong phú không kém xavan ở Trung Phi.
Dải đất hẹp ở cực Nam có khí hậu địa trung hải, thích hợp trồng các loại cây quả cận nhiệt đới.
b) Khái quát kinh tế-xã hội
Dân cư khu vực Nam Phi thuộc các chủng tộc Nê-grô-it, Ơ-rô-pê-ô-it và người lai, phần lớn theo đạo Thiên Chúa. Trên đảo Ma-đa-ga-xca có người Man-gát thuộc chủng tộc Môn-gô-lô-it.
Trước đây, Cộng hoà Nam Phi là quốc gia có chế độ phân biệt chủng tộc (chế độ A-pac-thai) nặng nề bậc nhất thế giới. Phong trào đấu tranh của người da đen chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi đã giành được thắng lợi với cuộc tổng tuyển cử không phân biệt chủng tộc đầu tiên được tổ chức vào cuối tháng 4-1994.
Các nước ở khu vực Nam Phi cỏ trinh độ phát triển kinh tế rất chênh lệch. Trong khi Cộng hoà Nam Phi là nước công nghiệp phát triển nhất ở châu Phi thì
Mô-dăm-bích, Ma-la-uy... lại là những nước nông nghiệp lạc hậu.
Cộng hoà Nam Phi là nước xuất khẩu vàng nhiều nhất và cũng là một trong những nước sản xuất chủ yếu uranium, kim cương, crôm... của thế giới. Các ngành công nghiệp chính là khai thác khoáng sản, luyện kim màu, cơ khí, hoá chất... Sản phẩm nông nghiệp chiếm 1/3 tổng sản phẩm xuất khẩu của Nam Phi, chủ yếu là
hoa quả cận nhiệt đới, ngô...

Câu hỏi cuối bài:

Bài 1. Lập bảng so sánh sự khác biệt về tự nhiên giữa phần phía tây và phần phía đông của khu vực Trung Phi.
Bài làm

Bài 2. Nêu sự khác biệt về kinh tế của khu vực Bắc Phi và khu vực Trung Phi
Trả lời:
- Bắc Phi : các nước Bắc Phi nằm ven Địa Trung Hải, kinh tế khá phát triển, nông nghiệp chủ yếu là trồng lúa mì, ô liu, cây ăn quả cận nhiệt đới ; các nước phía nam Xa-ha-ra trồng lạc, ngô, bông, ... có ngành công nghiệp chính là khai thác khoáng sản, phát triển du lịch.
- Trung Phi : kinh tế còn kém phát triển, thường xuyên bị khủng hoảng do thị trường nông .sản bên ngoài biến động; trồng trọt và chăn nuôi theo lối cổ truyền, khai thác lâm sản, trồng cây công nghiệp xuất khẩu.

Bài 32. Các khu vực châu Phi được đăng ở chuyên mục Giải địa 7 và biên soạn theo sách địa lý 7. Được hướng dẫn biên soạn bởi các thầy cô giáo dạy Giỏi Địa học tư vấn, nếu thấy hay hãy chia sẻ và comment  để nhiều bạn khác cùng học tập cùng.

 

 

 



#soanbaitap
Nguồn : Bài 32. Các khu vực châu Phi - soanbaitap.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét