Thứ Hai, 24 tháng 2, 2020

Bài 38. Kinh tế Bắc Mĩ – địa lí lớp 7 - soanbaitap.com

Bài 38. Kinh tế Bắc Mĩ - địa lí lớp 7

Bài 38. Kinh tế Bắc Mĩ - địa lí lớp 7 thuộc: Phần 3: THIÊN NHIÊN VÀ CON NGƯỜI Ở CÁC CHÂU LỤC và là Chương VII - CHÂU MĨ

Lý thuyết:

Năm 1993, Hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mĩ được Hoa Kì,Ca-na-đa và Mê-hi-cô thông qua, hình thành một khối kinh tế gồm khoảng 419,5 triệu người (2001), có nguồn tài nguyên phong phú cả về nguyên liệu và nhiên liệu.

Năm 1993, Hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mĩ được Hoa Kì,Ca-na-đa và Mê-hi-cô thông qua, hình thành một khối kinh tế gồm khoảng 419,5 triệu người (2001), có nguồn tài nguyên phong phú cả về nguyên liệu và nhiên liệu.
Khối kinh tế này được thành lập để kết hợp thế mạnh của cả ba nước, tạo nêri một thị trường chung rộng lớn, tăng sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.
Hoa Kì và Ca-na-đa là hai quốc gia có nền kinh tế phát triển cao. công nghệ hiện đại. Mê-hi-cô có nguồn lao động dồi dào, giá rẻ.
Trong nội bộ NAFTA, Hoa Kì chiếm phần lớn kim ngạch xuất khẩu và vốn đầu tư nước ngoài vào Mê-hi-cô, hơn 80% kim ngạch xuất khẩu của Ca-na-đa.

Các ngành tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bưu chính viễn thông, giao thông vận tải... đóng vai trò quan trọng ở Bắc Mĩ.

Các ngành tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bưu chính viễn thông, giao thông vận tải... đóng vai trò quan trọng ở Bắc Mĩ. Các ngành này phân bố chủ yếu ở các thành phố quanh vùng Hồ Lớn, vùng Đông Bắc và "Vành đai Mặt Trời" của Hoa Ki.

Các nước Bắc Mĩ có nền công nghiệp phát triển cao, đặc biệt là Hoa Kì và Ca-na-đa.

Các nước Bắc Mĩ có nền công nghiệp phát triển cao, đặc biệt là Hoa Kì và Ca-na-đa.

Hoa Ki có nền công nghiệp đứng đầu thế giới, với đầy đủ các ngành chủ yếu, tập trung cao trong các công ti xuyên quốc gia. Công nghiệp chế biến chiếm 80% sản lượng của toàn ngành công nghiệp.
Vào cuối thế kỉ XIX, Hoa Kì phát triển mạnh các ngành truyền thống như luyện kim, chế tạo máy công cụ, hoá chất, dệt, thực phẩm...; tập trung ờ phía nam Hồ Lớn và vùng Đông Bắc ven Đại Tây Dương.

Trong một thời gian dài, sản xuất công nghiệp ớ Hoa Kì có những biến động lớn. Sau những cuộc khủng hoảng kinh tế liên tiếp (1970-1973, 1980-1982), vành đai các ngành công nghiệp truyền thông bị sa sút dần và phải thay đổi công nghệ để có thể tiếp tục phát triển. Trong khi đó. các ngành công nghiệp gắn với công nghệ kĩ thuật cao như sản xuất máy móc tự động, điện tử, vi điện tử, sản xuất vật liệu tổng hợp hàng không vũ trụ được phát triển rất nhanh ớ phía nam và duyên hải Thái Binh Dương, làm xuất hiện "Vành đai Mặt Trời".
Các ngành công nghiệp quan trọng của Ca-na-đa là khai thác khoáng sản, luyện kim, lọc dầu, chế tạo xe lửa, hoá chất, công nghiệp gỗ, bột giấy và giấy, công nghiệp thực phẩm ; chủ yếu phân bố ở phía bắc Hồ Lớn và duyên hải Đại Tây Dương.
Các ngành công nghiệp quan trọng của Mê-hi-cô là khai thác dầu khí và quặng kim loại màu, hoá dầu, chế biến thực phẩm...; tập trung ở thủ đô Mê-hi-cô Xi-ti và các thành phố ven vịnh Mê-hi-cô.

Nông nghiệp Bắc Mĩ phát triển mạnh mẽ, đạt đến trình độ cao nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi và kĩ thuật tiên tiến. Đặc biệt, Hoa Kì và Ca-na-đa có tỉ lệ lao động trong nông nghiệp rất thấp nhưng sản xuất ra khối lượng nông sản rất lớn.

Nông nghiệp Bắc Mĩ phát triển mạnh mẽ, đạt đến trình độ cao nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi và kĩ thuật tiên tiến. Đặc biệt, Hoa Kì và Ca-na-đa có tỉ lệ lao động trong nông nghiệp rất thấp nhưng sản xuất ra khối lượng nông sản rất lớn.

Hoa Kì và Ca-na-đa có diện tích đất nông nghiệp lớn và trình độ khoa học kĩ thuật tiên tiến, nhờ đó đã phát triển được nền nông nghiệp hàng hoá với quy mô lớn. Các trung tâm khoa học hỗ trợ đắc lực cho việc tăng năng suất cây trồng và vật nuôi, công nghệ sinh học được ứng dụng mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp. Hoa Kì có số máy nông nghiệp đứng đầu thế giới, lượng phân bón sử dụng đạt 500 kg/ha.
Hoa Kì và Ca-na-đa là những nước xuất khẩu nông sản hàng đầu của thế giới. Mê-hi-cô có trình độ phát triển thấp hơn, nhưng đây cũng là một trong những nước đi đầu thực hiện cuộc Cách mạng xanh, đảm bảo được lương thực trong nước.
Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp ở Bắc Mĩ cũng có những hạn chế : nhiều nông sản có giá thành cao nên thường bị cạnh tranh mạnh trên thị trường, việc sử dụng nhiều phân hoá học và thuốc trừ sâu đã có những tác động xấu tới môi trường..

Sự phân hoá các điều kiện tự nhiên từ bắc xuống nam và từ tây sang đông có ảnh hưởng sâu sắc tới sự phân bố sản xuất nông nghiệp ở Bắc Mĩ.
ở vùng đồng bằng trung tâm, trước đây sản xuất nông nghiệp được phân bố thành các vành đai chuyên canh. Ngày nay sản xuất đã trở nên đa canh nhưng những sản phẩm nông nghiệp chính vẫn phân bố khá tập trung : lúa mì trồng nhiều ờ phía nam Ca-na-đa và phía bắc Hoa Kì ; xuống phía nam là vùng trồng ngô xen lúa mì, chăn nuôi lợn, bò sữa ; ven vịnh Mê-hi-cô là nơi trồng cây công nghiệp nhiệt đới (bông, mía...) và cây ăn quả.
Ở vùng núi và cao nguyên phía tây của Hoa Kì có khí hậu khô hạn, gia súc được chăn thả trên đồng cỏ vào mùa xuân - hạ, đến mùa thu - đông được chuyển 'ề phía đông để vỗ béo trước khi đưa vào lò mổ. Phía tây nam Hoa Kì có khí hậu cận nhiệt đới, trồng nhiều cây ăn quả như cam, chanh và nho.
Trên sơn nguyên Mê-hi-cô. ngoài chăn nuôi gia súc lớn, người ta còn trồng ngô và các cây công nghiệp nhiệt đới để xuất khẩu.

Câu hỏi cuối bài:

Bài 1. Những điều kiện nào làm cho nền nông nghiệp của Hoa Kì và Ca-na-đa phát triển đến trình độ cao.

Trả lời:

— Có nhiều hồ rộng và sông lớn.
— Có diện tích đất nông nghiệp lớn.
— Có các trung tâm khoa học, ứng dụng công nghệ... số lượng máy nông nghiệp nhiều, chính sách trợ giá của Nhà nước.
— Phần lớn có khí hậu ôn đới và một phần cận nhiệt đới.
— Lao động có trình độ cao, khoa học - kĩ thuật tiên tiến.
— Dễ dàng cho việc cơ giới hoá, hoá học hoá trong sản xuất nông nghiệp

2. Dựa vào hình 38.2, trình bày sự phân bố sản xuất nông nghiệp ở Bắc Mĩ.

- phía nam Ca-na-đa và phía bắc Hoa Kì: Lúa mì

- phía nam Hoa Kì: Ngô, bò sữa, lợn

- ven vịnh Mê-hi-cô: Cây công nghiệp nhiệt đới (bông, mía, cà phê, dừa...), cây ăn quả

- vùng núi và cao nguyên phía Tây Hoa Kì: chăn nuôi gia súc

- ven biển Tây nam Hoa Kì trồng cam, chanh, nho

Bài 38. Kinh tế Bắc Mĩ - địa lí lớp 7 được đăng ở chuyên mục Giải địa 7 và biên soạn theo sách địa lý 7. Được hướng dẫn biên soạn bởi các thầy cô giáo dạy Giỏi Địa học tư vấn, nếu thấy hay hãy chia sẻ và comment  để nhiều bạn khác cùng học tập cùng.



#soanbaitap
Nguồn : Bài 38. Kinh tế Bắc Mĩ – địa lí lớp 7 - soanbaitap.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét