Thứ Ba, 18 tháng 2, 2020

Bài 47. Điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch ở người - soanbaitap.com

Bài 47. Điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch ở người

Bài 47. Điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch ở người thuộc CHƯƠNG IV. SINH SẢN và là B - Sinh sản ở động vật

Lý thuyết:

Các cách điều chỉnh số con và điều chỉnh giới tính con, khái niệm sinh đẻ có kế hoạch, lợi ích và các biện pháp thực hiện sinh đẻ có kế hoạch.

Điều chỉnh số con ở động vật bằng cách sử dụng hoocmôn (tự nhiên hoặc tổng hợp), thay đổi các yếu tố môi trường, xử lí giao tử, thụ tinh nhân tạo, nuôi cấy phôi

Điều khiển giới tính bằng cách sử dụng hoocmôn, tách tinh trùng

Sinh đẻ có kế hoạch là điều chỉnh về số con, thời điểm sinh con và khoảng cách sinh con sao cho phù hợp với việc nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình và xã hội.

Lợi ích của sinh đẻ có kế hoạch:

+ Nâng cao chất lượng cuộc sống, cải thiện kinh tế, chăm lo sức khỏe, học, giải trí…

+ Giảm áp lực về tài nguyên môi trường cho xã hội.

Có nhiều biện pháp sinh đẻ có kế hoạch hiệu quả như dùng bao cao su, dụng cụ tử cung, thuốc tránh thai, đình sản nam và nữ, tính vòng kinh, xuất tinh ngoài âm đạo…

Câu hỏi cuối bài:

1. Nuôi cấy phôi giải quyết được vấn đế gì trong sinh đẻ ở người?

Nuôi cấy phôi giải quyết được vấn đề vô sinh trong sinh đẻ ở người, giúp các cặp vợ chồng vô sinh có thể sinh con.

2. Tại sao nữ vị thành niên không nên sử dụng biện pháp đình sản mà nên sử dụng các biện pháp tránh thai khác?

Nữ vị thành niên (từ 10 - 19 tuổi) không nên sử dụng biện pháp đình sản mà nên lựa chọn những biện pháp tránh thai khác vì: đình sản là cắt ống dẫn trứng (ở nữ) làm cho trứng không thể di chuyển vào tử cung để thụ tinh. Sau khi đình sản, nếu muốn có con thì phải nối lại ống dẫn trứng, việc này tốn kinh phí rất lớn và khả năng phục hồi rất thấp. Sau khi đình sản thì gần như chắc chắn người nữ không thể có con được nữa.

3. Tại sao phá thai không được xem là biện pháp sinh đẻ có kế hoạch mà chỉ là biện pháp tránh đẻ bất đắc dĩ?

Phá thai không được xem là biện pháp sinh đẻ có kế hoạch mà chỉ là biện pháp tránh đẻ bất đắc dĩ vì chúng chỉ giúp người nữ không sinh con ngoài ý muốn nhưng có thể gây nên hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe người phụ nữ như mất máu, viêm nhiễm đường sinh dục, vô sinh... thậm chí tử vong.

Bài 47. Điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch ở người được đăng ở chuyên mục Giải sinh 11 và biên soạn theo sách sinh học 11. Được hướng dẫn biên soạn bởi các thầy cô giáo dạy Giỏi Sinh học tư vấn, nếu thấy hay hãy chia sẻ và comment  để nhiều bạn khác cùng học tập cùng.

 



#soanbaitap
Nguồn : Bài 47. Điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch ở người - soanbaitap.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét