Bài 26: Đất. Các nhân tố hình thành đất
Bài 26: Đất. Các nhân tố hình thành đất thuộc: CHƯƠNG II. CÁC THÀNH PHẦN TỰ NHIÊN CỦA TRÁI ĐẤT
Lý thuyết:
1. Lớp đất trên bề mặt lục địa
- Lớp vật chất mỏng, vụn bở, bao phủ trên bề mặt các lục địa gọi là lớp đất (thổ nhưỡng).
- Quan sát một vách đất lộ ra ở sườn đồi, người ta có thể phân biệt được các tầng khác nhau về độ dày, màu sắc, thành phần cấu tạo và các đặc điểm của chúng như vật chất thô hoặc mịn, dẻo hay vụn bở, khô hay ướt…Tất cả các đặc điểm này phụ thuộc vào điều kiện cũng như quá trình hình thành của lớp đất.
Đất có 2 thành phần chính, chất khoáng và chất hữu cơ. Chất khoáng chiềm một tỉ lệ lớn. Chất hữu cơ tạo thành chất mùn có mầu đen hoặc xám thẫm.
2. Thành phần và đặc điểm của thổ nhưỡng
Hai thành phần chính của lớp đất là thành phần khoáng và hữu cơ.
a. Thành phần khoáng
- Chiếm phần lớn trọng lượng của đất.
- Gồm: Những hạt khoáng có màu sắc loang lổ, kích thước to, nhỏ khác nhau.
b. Thành phần hữu cơ
- Chiếm một tỉ lệ nhỏ.
- Tồn tại trong tầng trên cùng của lớp đất.
- Tầng này có màu xám thẫm hoặc đen.
- Ngoài ra, trong đất còn có nước và không khí.
- Đất có tính chất quan trọng là độ phì. Độ phì là khả năng cung cấp cho thực vật nước, các chất dinh dưỡng và các yếu tố khác như nhiệt độ, không khí, để thực vật sinh trưởng và phát triển.
Câu hỏi cuối bài:
1. Đất (hay thổ nhưỡng) gồm những thành phần nào?
Đất (hay thổ nhưỡng) gồm các thành phần:
- Khoáng chất do đá mẹ bị phá huỷ mà thành.
- Chất hữu cơ do xác sinh vật cung cấp cho đất.
- Nước và không khí tồn tại trong các khe hở của các hạt đất.
2. Chất mùn có vai trò như thế nào trong lớp thổ nhưỡng?
Chất mùn có vai trò rất quan trọng trong đất vì chúng là nguồn thức ăn cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho thực vật sống trên mặt đất.
3. Độ phì của đất là gì?
Độ phì của đất là khả năng cung cấp các chất dinh dưỡng, nước, nhiệt, khí để cho thực vật sinh sống.
4. Con người có vai trò như thế nào đối với độ phì trong lóp đất?
Độ phì của đất cao hay thấp tuỳ thuộc vào điều kiện tự nhiên và con người trong việc canh tác.
Trong sản xuất nông nghiệp, con người đã tiến hành các biện pháp như: cày sâu, bừa kĩ, bón phân, tưới nước, thau chua, rửa mặn... nhằm làm tăng độ phì cho đất. Nhờ vậy, năng suất cây trồng ngày càng cao. Vì thế vai trò của con người rất quan trọng.
Bài 26: Đất. Các nhân tố hình thành đất được đăng ở chuyên mục Giải địa 6 và biên soạn theo sách địa lý 6. Được hướng dẫn biên soạn bởi các thầy cô giáo dạy Giỏi Địa học tư vấn, nếu thấy hay hãy chia sẻ và comment để nhiều bạn khác cùng học tập cùng.
#soanbaitap
Nguồn : Bài 26: Đất. Các nhân tố hình thành đất - soanbaitap.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét