Thứ Năm, 20 tháng 2, 2020

Bài 17: Lớp vỏ khí – Địa lí 6 - soanbaitap.com

Bài 17: Lớp vỏ khí - Địa lí 6

Bài 17: Lớp vỏ khí - Địa lí 6 thuộc:  CHƯƠNG II. CÁC THÀNH PHẦN TỰ NHIÊN CỦA TRÁI ĐẤT

Lý thuyết:

Lớp vỏ khí hay khí quyển là lớp không khí bao quanh Trái Đất

1. Thành phần của không khí

- Thành phần của không khí gồm:

+ Khí nitơ: chiếm tỉ trọng lớn nhất với 78%

+ Khí ôxi: 21%

+ Hơi nước và các khí khác: 1%

- Lượng hơi nước tuy chiếm tỉ lệ nhỏ nhưng lại là nguồn gốc sinh ra các hiện tượng mây, mưa..

2. Cấu tạo của lớp vỏ khí (khí quyển)

Dựa vào đặc tính của lớp khí người ta chia khí quyển thành 3 tầng: Tầng đối lưu, tầng bình lưu và các tầng cao của khí quyển.

- Tầng đối lưu: từ 0 đến 16km, khoảng 90% không khí tập trung ở tầng này.

+ Không khí chuyển động theo chiều thẳng đứng.

+ Nhiệt độ giảm dần khi lên cao(trung bình lên cao 100m nhiệt độ giảm 0,60C.

+ Là nơi diễn ra các hiện tượng khí tượng : mây, mưa, sấm chớp,….

- Tầng bình lưu: 16 – 80km, có lớp ô-dôn ngăn cản những tia bức xạ có hại cho con người và sinh vật.

            - Các tầng cao của khí quyển: cao trên 80 km không khí rất loãng.

Câu hỏi cuối bài:

1.  Lớp vỏ khí được chia thành mấy tầng? Nêu vị trí, đặc điểm của tầng đối lưu.

- Lớp vỏ khí được chia làm 3 tầng: tầng đối lưu, tầng bình lưu và các tầng cao của khí quyển.

- Tầng đổi lưu:

+ Ở gần mặt đất nhất (từ mặt đất đến 16 km).

+ Không khí luôn chuyển động theo chiều thẳng đứng.

+ Sinh ra các hiện tượng như mây, mưa, sấm, chớp...ảnh hưởng đến đời sống con người và sinh vật trên Trái Đất.

+ Nhiệt độ giảm dần khi lên cao, trung bình giảm 0,6°c khi lên cao 100m.

2. Dựa vào đâu có sự phân chia ra: các khối khí nóng, lạnh và các khối khí đại dương, lục địa?

- Dựa vào nhiệt độ, người ta chia ra các khối khí nóng và lạnh.

- Dựa vào bề mặt tiếp xúc bên dưới là đại dương hay lục địa, người ta chia ra khối khí đại dương hoặc lục địa.

3.  Khi nào khối khí bị biến tính?

Khối khí bị biến tính sau một thời gian di chuyển và chịu ảnh hưởng của bề mặt đệm ở địa phương chúng đi qua.

Ví dụ:

- Khối khí lạnh phía Bắc tràn xuống miền Bắc Việt Nam làm cho thời tiết giá lạnh. Sau một thời gian chịu ảnh hưởng của mặt đệm ở vĩ độ thấp, nên nó dần dần nóng lên. Như vậy khối khí này đã bị biến tính.

- Hoặc cuối mùa đông, Áp cao Xi-bia lệch hướng di chuyển qua vùng biển phía đông Trung Quốc nên được tăng cường ẩm trước khi tràn vào lãnh thổ phía Bắc, làm cho miền Bắc nước ta cuối đông có mưa phùn ẩm ướt, bớt khô hơn.

Bài 17: Lớp vỏ khí - Địa lí 6 được đăng ở chuyên mục Giải địa 6 và biên soạn theo sách địa lý 6. Được hướng dẫn biên soạn bởi các thầy cô giáo dạy Giỏi Địa học tư vấn, nếu thấy hay hãy chia sẻ và comment  để nhiều bạn khác cùng học tập cùng.

 



#soanbaitap
Nguồn : Bài 17: Lớp vỏ khí – Địa lí 6 - soanbaitap.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét