Thứ Tư, 19 tháng 2, 2020

Bài 30. Quá trình hình thành loài (tiếp theo) - soanbaitap.com

Bài 30. Quá trình hình thành loài (tiếp theo)

Bài 30. Quá trình hình thành loài (tiếp theo) thuộc PHẦN SÁU. TIẾN HÓA và là CHƯƠNG I. BẰNG CHỨNG VÀ CƠ CHẾ TIẾN HÓA

Lý thuyết:

Các cơ chế hình thành loài cùng khu vực địa lí: hình thành loài bằng cách li tập tính, cách li sinh thái, nhờ cơ chế tự đa bôi, lai xa và đa bội hóa.

Khi không có sự cách li địa lí, vẫn có nhiều cơ chế làm cho quần thể của loài ban đầu được phân hóa thành nhiều quần thể phân bố liền kề nhau, thậm chí trên cũng một khu vực địa lí nhưng lại cách li sinh sản với nhau.

Hình thành loài bằng cách li tập tính: do đột biến, các cá thể của quần thể có thể thay đổi một số đặc điểm liên quan tới tập tính giao phối → các cá thể đó có xu hướng thích giao phối với nhau (giao phối có chọn lọc) → lâu dần, sự khác biệt về vốn gen do giao phối không ngẫu nhiên và do các nhân tố khác có thể dẫn tới cách li sinh sản → hình thành loài mới.

Hình thành loài bằng cách li sinh thái: Trong cùng một khu vực địa lí, các quần thể của loài được chọn lọc thích nghi với các điều kiện sinh thái khác nhau, hình thành các nòi sinh thái rồi đến các loài mới.

Hình thành loài nhờ cơ chế tự đa bội: Hiện tượng tự đa bội có thể nhanh chóng hình thành loài mới từ 1 loài ban đầu mà không cần cách li địa lí. Tự đa bội thường xảy ra ở thực vật: trong giảm phân, các cặp NST không phân li tạo thành giao tử 2n.

Hình thành loài bằng lai xa và đa bội hóa: Cơ thể lai xa thường không có khả năng sinh sản hữu tính (bất thụ) do cơ thể lai xa mang bộ NST đơn bội của 2 loài bố, mẹ. Đa bội hóa có thể khắc phục được nhược điểm của lai xa → con lai có khả năng sinh sản hữu tính.

Cơ thể lai tạo ra cách li sinh sản với 2 loài bố mẹ, nếu được nhân lên tạo thành một quần thể hoặc nhóm quần thể có khả năng tồn tại như một khâu trong hệ sinh thái → loài mới hình thành.

Câu hỏi cuối bài:

1. Từ một loài sinh vật không có sự cách li về mặt địa lí có thể hình thành nên các loài khác nhau được không? Giải thích.

Không có cách li địa lí thì loài mới vẫn có thể hình thành bằng các cách li giữa các quần thể của loài khiến các cá thể của các quần thể không giao phối với nhau hoặc có giao phối với nhau nhưng đời con sinh ra bị bất thụ. Các kiểu cách li có thể là cách li địa lí, cách li sinh thái, cách li sau hợp tử.

2. Loài bông trồng ở Mĩ có bộ NST 2n = 52 trong đó có 26 NST lớn và 26 NST nhỏ. Loài bông của châu Âu có bộ NST 2n = 26 gồm toàn NST lớn. Loài bông hoang dại ở Mĩ có bộ NST 2n = 26 NST nhỏ. Hãy giải thích cơ chế hình thành loài bông mới có bộ NST 2n = 52.

Ta thấy loài bông trồng ở Mĩ có 52 NST nhưng có 26 NST lớn và 26 NST nhỏ ⟹ mang bộ NST lưỡng bội của 2 loài: loài bông của châu Âu có bộ NST 2n = 26 gồm toàn NST lớn và loài bông hoang dại ở Mĩ có bộ NST 2n = 26 NST nhỏ.

Loài bông trồng ở Mĩ này được hình thành nhờ cơ chế lai xa và đa bội hóa:

3. Giải thích cơ chế hình thành loài mới bằng con đường đa bội hoá.

- Cơ thể lai khác loài thường bất thụ, đa bội hóa cơ thể lai khác loài để có cơ thể lai chức 2 bộ NST của bố mẹ, quá trình giảm phân sẽ diễn ra bình thường và con lai trở nên hữu thụ -> loài mới. Loài mới đa bội sẽ cách li sinh sản với bố mẹ.

Vd: Loài bông trồng ở Mĩ có bộ NST 2n = 52, trong đó có 26 NST lớn và 26 NST nhỏ. Được hình thành bằng con đường lai xa và đa bội hóa từ loài bông của châu Âu có bộ NST 2n = 26 gồm toàn NST lớn và loài bông hoang dại ở Mĩ có bộ NST 2n = 26 NST nhỏ.

4. Tại sao lại phải bảo vệ sự đa dạng sinh học của các loài cây hoang dại cũng như các giống cây trồng nguyên thuỷ?

Cần phải bảo vệ sự đa dạng của các loài cây, ngay cả các cây hoang dại vì sau này chúng ta có thể khai thác những gen quý hiếm từ chúng hoặc tạo ra các giống cây trồng mới.

5. Hãy chọn câu đúng nhất.

Từ quần thế cây 2n người ta tạo ra được quần thể cây 4n quần thể cây 4n có thể xem là một loài mới, vì sao?

A. Quần thể cây 4n có sự khác biệt với quần thể cây 2n về số lượng NST.

B. Quần thể cây 4n không thể giao phấn được với các cây của quần thể cây 2n.

C. Quần thể cây 4n giao phấn được với các cây của quần thể cây 2n cho ra cây lai 3n bị bất thụ.

D. Quần thể cây 4n có các đặc điểm hình thái như kích thước các cơ quan sinh dưỡng lớn hơn hẳn các cây của quần thể 2n.

Khi cây 4n giao phấn với cây 2n sẽ tạo ra thể tam bội 3n bất thụ nên quần thể cây 4n có thể xem là một loài mới do đã cách li sinh sản với quần thể gốc.

Chọn C

Bài 30. Quá trình hình thành loài (tiếp theo) được đăng ở chuyên mục Giải sinh 12 và biên soạn theo sách sinh học 12. Được hướng dẫn biên soạn bởi các thầy cô giáo dạy Giỏi Sinh học tư vấn, nếu thấy hay hãy chia sẻ và comment  để nhiều bạn khác cùng học tập cùng.

 

 



#soanbaitap
Nguồn : Bài 30. Quá trình hình thành loài (tiếp theo) - soanbaitap.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét