Bài 14: Địa hình bề mặt trái đất (tiếp theo)
Bài 14: Địa hình bề mặt trái đất (tiếp theo) thuộc: CHƯƠNG II. CÁC THÀNH PHẦN TỰ NHIÊN CỦA TRÁI ĐẤT
Lý thuyết:
Bình nguyên hay đồng bằng là dạng địa hình thấp, có bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc hơi gợn sóng.
1. Bình nguyên (đồng bằng)
– Độ cao: Độ cao tuyệt đối từ 200m->500m
– Đặc điểm hình thái, gồm hai loại đồng bằng:
+ Bào mòn: Bề mặt hơi gợn sóng (tiêu biểu châu Âu, Canada)…
+ Bồi tụ: Bề mặt bằng phẳng (tiêu biểu Hoàng Hà, sông Hồng, sông Cửu Long)..
– Giá trị kinh tế:
+ Trồng cây lương thực -> Nông nghiệp phát triển -> Dân cư đông đúc
+ Tập trung nhiều thành phố lớn
2. Cao nguyên
_ Độ cao: Độ cao tuyệt đối trên 500m
– Đặc điểm hình thái: Bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng, sườn dốc
– Khu vực nổi tiếng: Cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc), cao nguyên Lâm Viên (Việt Nam)…
– Giá trị kinh tế
+ Trồng cây công nghiệp
+ Chăn nuôi gia súc lớn theo vùng chuyên canh quy mô lớn.
3. Đồi
– Độ cao: Độ cao tương đối dưới 200m
– Đặc điểm hình thái:
+ Dạng địa hình chuyển tiếp giữa bình nguyên và núi
+ Dạng bát úp, đỉnh tròn, sườn thoai thoải.
– Khu vực nổi tiếng: Vùng trung du Phú Thọ, Thái Nguyên…
– Giá trị kinh tế:
+ Thuận tiện trồng cây công nghiệp kết hợp lâm nghiệp.
+ Chăn thả gia súc.
Câu hỏi cuối bài:
1. Bình nguyên có mấy loại? Tại sao gọi là bình nguyên bồi tụ?
Có 2 loại bình nguyên:
- Bình nguyên do phù sa của biển hoặc phù sa sông bồi tụ.
- Bình nguyên do băng hà bào mòn.
Gọi là bình nguyên bồi tụ vì do phù sa bồi đắp thành bình nguyên.
2. Tại sao người ta lại xếp cao nguyên vào dạng địa hình miền núi?
Xếp cao nguyên vào dạng địa hình miền núi vì chúng thường có độ cao tuyệt đối trên 500m, có sườn dốc, nhiều khi dựng đứng so với vùng đất xung quanh.
3. Địa phương nơi em ở có dạng địa hình nào? Đặc điểm của dạng địa hình đó là gì?
- Cấu trúc chung để viết về đặc điểm một dạng địa hình (đồng bằng, núi, đồi, cao nguyên) như sau:
+ Thuộc loại nào (nguồn gốc hình thành: đồng bằng do sông hay biển thành tạo, núi hình thành do núi lửa hay núi đá vôi...).
+ Đặc điểm bề mặt (đồng bằng có bề mặt bằng phẳng hay gợn sóng; núi đồi có đỉnh, sườn, thung lũng như thế nào...)
+ Có thuận lợi cho canh tác nông nghiệp không (đất phù sa hoặc feralit, badan...)
+ Dân cư đông đúc hay không.
Ví dụ: Đồng bằng Nghệ An:
- Thuộc dải đồng bằng nhỏ hẹp ven biển miền Trung, do sự bồi tụ của phù sa sông Cả và mộ phần phù sa biển.
- Bề mặt địa hình khá bằng phẳng.
- Đất cát pha là chủ yếu, thuận lợi cho canh tác cây công nghiệp ngắn ngày (lạc, vừng, đậu tương,...), ngoài ra còn trồng lúa, rau màu.
- Tập trung dân cư khá đông đúc, đặc biệt ở TP. Vinh.
Bài 14: Địa hình bề mặt trái đất (tiếp theo) được đăng ở chuyên mục Giải địa 6 và biên soạn theo sách địa lý 6. Được hướng dẫn biên soạn bởi các thầy cô giáo dạy Giỏi Địa học tư vấn, nếu thấy hay hãy chia sẻ và comment để nhiều bạn khác cùng học tập cùng.
#soanbaitap
Nguồn : Bài 14: Địa hình bề mặt trái đất (tiếp theo) - soanbaitap.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét