Bài 40. Hạt trần - Cây thông
Bài 40. Hạt trần - Cây thông thuộc: CHƯƠNG VIII. CÁC NHÓM THỰC VẬT
Lý Thuyết:
Cây thông thuộc Hạt trần, là nhóm thực vật đã có cấu tạo phức tạp: thân gỗ, có mạch dẫn.
Cây thông thuộc Hạt trần, là nhóm thực vật đã có cấu tạo phức tạp: thân gỗ, có mạch dẫn. Chúng sinh sản bằng hạt mầm lộ trên các lá noãn hở (vì vậy mới có tên là Hạt trần). Chúng chưa có hoa và quả.
Các cây hạt trần ở nước ta đều có giá trị thực tiễn.
Câu hỏi cuối bài:
1.Cơ quan sinh sản của thông là gì ? Cấu tạo ra sao ?
Cơ quan sinh sản của thông là nón đực và nón cái.
Cấu tạo:
- Nón đực:
• Nhỏ, màu vàng mọc thành cụm ở đầu cành
• Cấu tạo: 1 trục lớn nằm chính giữa, xung quanh trục là các vảy (nhị) mang túi phấn, trong túi phấn là hạt phấn.
- Nón cái:
• Lớn hơn nón đực, mọc riêng lẻ thành từng chiếc.
• Cấu tạo: 1 trục lớn ở giữa, xung quanh trục là các vảy (lá noãn) chứa noãn.
2. So sánh đặc điểm cấu tạo và sinh sản của cây thông và cây dương xỉ.
Giống nhau:
- Cấu tạo: Cơ thể gồm rễ, thân, lá thật
- Sinh sản: Đã có cơ quan sinh sản
Khác nhau:
Cây thông
Cây dương xỉ
Cấu tạo
- Là cây thân gỗ lớn
- Thân cây phân cành, các cành mang các lá
- Là cây thân rễ, thân bò ngang trên đất
- Từ thân mọc ra các lá dạng như lông chim
Sinh sản
- Cơ quan sinh sản là nón.
- Nón đực chứa hạt phấn, nón cái chứa noãn
- Sau khi hạt phấn và noãn thụ tinh sẽ phát triển thành cây con
- Cơ quan sinh sản là túi bào tử nằm ở mặt dưới lá. Bào tử sau khi phát tán sẽ nảy mầm thành nguyên tản
- Sau khi nguyên tản nảy mầm sẽ hình thành túi tinh (chứa tinh trùng) và túi trứng (chứa trứng)
- Trứng và tinh trùng kết hợp tạo hợp tử và phát triển thành cây con
Bài 40. Hạt trần - Cây thông được đăng ở chuyên mục Giải sinh 6 và biên soạn theo sách sinh học 6. Được hướng dẫn biên soạn bởi các thầy cô giáo dạy Giỏi Sinh học tư vấn, nếu thấy hay hãy chia sẻ và comment để nhiều bạn khác cùng học tập cùng.
#soanbaitap
Nguồn : Bài 40. Hạt trần – Cây thông - soanbaitap.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét