Chủ Nhật, 16 tháng 2, 2020

Bài 63: Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai - soanbaitap.com

Bài 63: Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai

Bài 63: Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai thuộc: CHƯƠNG XI: SINH SẢN

Lý thuyết:

I. Ý nghĩa của việc tránh thai

+ Giúp mỗi gia đình chỉ có từ 1 – 2 con đảm bảo đầy đủ điều kiện nuôi dạy con cái tốt nhất

+ Đảm bảo cuộc sống gia đình hạnh phúc, ấm no

+ Giảm áp lực dân số đối với Việt Nam và thế giới

+ Đảm bảo nền kinh tế phát triển, các chế độ phúc lợi: học tập, bệnh viện, vui chơi, giải trí, lương hưu… được tốt nhất.

II. Những nguy cơ khi có thai ở tuổi vị thành niên

Ở nữ, có kinh lần đầu chứng tỏ đã có khả năng có thai, nếu không biết giữ gìn thì có thể mang thai ngoài ý muốn. Mang thai ở tuổi còn quá trẻ là nguyên nhân làm tăng nguy cơ tử vong vì:

- Tỉ lệ sảy thai, đẻ non cao do tử cung chưa phát triển đầy đủ để mang thai đến đủ tháng và thường sót rau, băng huyết, nhiễm khuẩn.

- Nếu sinh con thì con sinh ra thường nhẹ cân, tỉ lệ tử vong cao.

Chưa kể mang thai và sinh con ở tuổi này sẽ ảnh hưởng đến học tập, đến vị thế xã hội, đến công tác sau này.

Nếu đã lỡ mang thai mà không muốn sinh thì phải giải quyết sớm ở những nơi có cơ sở, trang thiết bị tốt, cán bộ có chuyên môn vững vàng. Tốt nhất là phải thăm khám để quyết định sớm.

Thai dưới 6 tuần tuổi có thể hút điều hòa kinh nguyệt. Càng để chậm, thai càng to, nguy cơ rạn nứt tử cung càng cao.

Thai lớn, nhau thai bám chắc vào thành tử cung nên nạo thường gây sốt rau hoặc thủng tử cung.

Hậu quả của việc nong nạo có thể dẫn tới: dính buồng tử cung, tắc vòi trứng gây vô sinh hoặc chửa ngoài dạ con ; tổn thương thành tử cung có thể để lại sẹo. Sẹo trên thành tử cung thường là nguyên nhân gây vỡ tử cung khi chuyển dạ ở lần sinh sau.

Câu hỏi cuối bài:

1. Nêu rõ những ảnh hưởng của có thai sớm, ngoài ý muốn ở tuổi vị thành niên. Phải làm gì để điều đó không xảy ra ?

Những ảnh hưởng của việc có thai sớm, ngoài ý muốn ở tuổi vị thành niên là:

- Dễ sẩy thai hoặc đẻ non.

- Con khi đẻ ra thường nhẹ cân, khó nuôi, dễ nhiễm bệnh.

- Nếu phải nạo thai dễ dẫn đến vô sinh vì dính tử cung, tắc vòi trứng, chửa ngoài dạ con.

- Phải bỏ học, ảnh hưởng đến tiền đồ, sự nghiệp,

* Để tránh rơi vào tình trạng trên cần phải :

- Tránh quan hệ tình dục ở tuổi học sinh, giữ tình bạn trong sáng và lành mạnh để không ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản, tới học tập và hạnh phúc gia đình trong tương lai.

- Hoặc phải bảo đảm tình dục an toàn (không mang thai hoặc không bị mắc các bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục) bằng sử dụng bao cao su.

2. Những hậu quả có thể xảy ra khi phải xử lí đối với việc mang thai ngoài ý muốn ở tuổi vị thành niên là gì ? Làm thế nào để tránh được ?

Mang thai ở tuổi còn quá trẻ là nguyên nhân làm tăng nguy cơ tử vong vì:

- Tỉ lệ sảy thai, đẻ non cao do tử cung chưa phát triển đầy đủ để mang thai đến đủ tháng và thường sót rau, băng huyết, nhiễm khuẩn.

- Nếu sinh con thì con sinh ra thường nhẹ cân, tỉ lệ tử vong cao.

Chưa kể mang thai và sinh con ở tuổi này sẽ ảnh hưởng đến học tập, đến vị thế xã hội, đến công tác sau này.

Nếu đã lỡ mang thai mà không muốn sinh thì phải giải quyết sớm ở những nơi có cơ sở, trang thiết bị tốt, cán bộ có chuyên môn vững vàng. Tốt nhất là phải thăm khám để quyết định sớm.

Thai dưới 6 tuần tuổi có thể hút điều hòa kinh nguyệt. Càng để chậm, thai càng to, nguy cơ rạn nứt tử cung càng cao.

Thai lớn, nhau thai bám chắc vào thành tử cung nên nạo thường gây sốt rau hoặc thủng tử cung.

Hậu quả của việc nong nạo có thể dẫn tới: dính buồng tử cung, tắc vòi trứng gây vô sinh hoặc chửa ngoài dạ con; tổn thương thành tử cung có thể để lại sẹo. Sẹo trên thành tử cung thường là nguyên nhân gây vỡ tử cung khi chuyển dạ ở lần sinh sau.

3. Hãy liệt kê các phương tiện sử dụng để tránh thai theo bảng 63.

Cách ngăn có thai

Phương tiện sử dụng

Có ưu nhược điểm gì

Ngăn không cho trứng chín và rụng

Viên tránh thai

Nhược điểm:

+ Phải dùng thuốc đều đặn, đúng giờ, quên một lần là mất tác dụng của cả liều thuốc.

+ Thuốc thường có tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Ngăn trứng thụ tinh

Bao cao su hoặc màng ngăn âm đạo. Thắt-ống dẫn tinh hoặc ống dẫn trứng (nếu đù số con quy định).

Nhược điểm:

+ Việc tránh thời kì rụng trứng chỉ thực hiện được khi người phụ nữ có chu kì kinh nguyệt đều đặn.

+ Biện pháp dùng mũ tử cung, đặt màng ngăn âm đạo khó làm

+ Sử dụng thuốc diệt tinh trùng có thẻ làm ảnh hưởng xấu đến âm đạo và tử cung.

+ Chỉ có sử dụng bao cao su là an toàn hơn cả.

Ngăn sự làm tổ của trứng (đã thụ tinh)

Vòng tránh thai đặt ở tử cung.

Nhược điểm: vòng tránh thai thường không đúng kích thước, ảnh hưởng đến sự hoạt động bình thường của người phụ nữ, có thê gây nhiễm trùng.

Bài 63: Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai được đăng ở chuyên mục Giải sinh 8 và biên soạn theo sách sinh học 8. Được hướng dẫn biên soạn bởi các thầy cô giáo dạy Giỏi Sinh học tư vấn, nếu thấy hay hãy chia sẻ và comment  để nhiều bạn khác cùng học tập cùng.

 



#soanbaitap
Nguồn : Bài 63: Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai - soanbaitap.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét